Page 289 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 289

cạnh đó đối chiếu so sánh giữa sáng tác của Kafka với sáng tác của các nhà văn Việt
            Nam hiện đại để thấy sự tiếp nhận - ảnh hưởng Kafka ở những nhà văn này.
                    2.4. Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phân tích sự biến thiên trong tiếp nhận
            Kafka để có cái nhìn cụ thể về sự tiếp nhận của từng giai đoạn. Từ đó tổng hợp nhằm

            phát hiện ra những đặc trưng của sự tiếp nhận Kafka qua các thời kỳ lịch sử ở các
            kiểu độc giả khác nhau.
                    2.5. Phương pháp điều tra xã hội học: Phương pháp này giúp chúng  tôi xác
            định được mức độ tiếp nhận của độc giả trong nhà trường đối với sáng tác của Kafka,
            góp  phần  đánh  giá  vị  trí,  ý  nghĩa  và  những  phương  hướng  tiếp  nhận  Kafka  trong
            trường học ở Việt Nam.

            3.Kết quả nghiên cứu
                    3.1.Từ phương diện nghiên cứu – phê bình, tiếp nhận Fanz Kafka ở Việt Nam đa
            dạng, phong phú với nhiều cung bậc và cách định giá khác biệt qua những thời kỳ lịch sử,
            qua nhiều thế hệ độc giả, gắn liền với những biến động chính trị - xã hội, văn hóa - văn
            học cũng như những quan điểm thẩm mỹ khác biệt ở mỗi thời kỳ. Từ quá trình tiếp nhận
            ấy, những giá trị nghệ thuật độc đáo của Franz Kafka dần được khai mở với sự tiếp nhận
            ngày càng giàu trí tuệ và giàu cảm xúc hơn. Quá trình tiếp nhận Franz Kafka qua phê bình
            – nghiên cứu minh chứng cho kết luận tiếp nhận người đọc chính là con đường để sáng

            tác của một nhà văn có thể sống bền vững với thời gian, và hơn nữa, ngày càng trở nên
            phong phú và hấp dẫn hơn qua phát hiện của mỗi thời đại.
                    3.2.Từ phương diện tiếp nhận - ảnh hưởng, Kafka để lại những dấu ấn khó phai mờ
            ở những tác giả văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới. Tiếp thu những cách tân của Kafka về
            cả phương diện tư tưởng lẫn nghệ thuật, các tác giả Việt Nam đã có những sáng tạo để
            chuyển hóa những cách tân đó phù hợp với cảm quan văn học Việt Nam.

                    3.3.Từ phương diện dịch thuật, tương ứng với những thời kỳ lịch sử khác nhau,
            dịch thuật Kafka cũng có những bước thăng trầm. Qua hành trình đó có thể thấy dịch
            thuật Kafka chịu ảnh hưởng sâu sắc của phối cảnh chính trị - xã hội và văn hóa của mỗi
            thời kỳ văn học. Đặc điểm làm nên sự khác biệt trong dịch thuật Kafka ở Việt Nam là
            nhiều bản dịch thông qua ngôn ngữ trung gian, chất lượng bản dịch tốt do đội ngũ dịch
            giả thường là các nhà nghiên cứu và nhà giáo ở các trường đại học.
                    3.4.Nghiên cứu Kafka trong nhà trường cho thấy việc giảng dạy Kafka ở Việt Nam

            có tính định hướng và tính thống nhất cao độ. Việc nghiên cứu Kafka của người học Việt
            Nam trong trường học còn thụ động và thiếu tính sáng tạo.
   284   285   286   287   288   289   290   291   292   293   294