Page 291 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 291

− Luận án đã làm rõ và giải thích các khái niệm về công dân, công dân thế giới,
            giáo dục công dân và giáo dục công dân thế giới, đồng thời nêu ra xu thế phát triển của
            giáo dục công dân hiện nay. Phân tích mối quan hệ giữa giáo dục công dân với chương
            trình và tầm quan trọng của chương trình giáo dục công dân, giới thiệu hình thức chương

            trình giáo dục công dân ở một số quốc gia điển hình và tìm hiểu về nội dung cơ bản của
            chương trình giáo dục công dân.
                    − Luận án tiến hành tổng quan sự phát triển của chương trình giáo dục công dân
            của nước ta từ khi Cách mạng tháng 8 thành công, Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra
            đời (năm 1945) tới nay. Những đặc điểm đặc trưng của giáo dục công dân ở nước ta và
            những thách thức của chương trình giáo dục công dân trong bối cảnh hiện nay. Trong bối

            cảnh thế giới đang đứng trước những thách thức mới của thời đại đã thúc đẩy đổi mới
            công tác giáo dục công dân trên phạm vi toàn cầu, trong đó Việt Nam không phải là ngoại
            lệ, chương trình giáo dục công dân cần tham khảo, xem xét mở rộng thêm những nhân tố
            mới như ý thức công dân thế giới, đa dạng hóa văn hóa, ...
                    − Luận án nêu ra tư tưởng và phương pháp luận đổi mới nội dung chương trình
            môn Giáo dục công dân. Nội dung này bao gồm quan điểm chỉ đạo của Đảng, hướng dẫn
            của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới.
                    − Giải thích, định hướng vai trò của chương trình giáo dục công dân ở bậc Trung

            học, phân tích mục tiêu và nội dung chương trình giáo dục công dân bậc trung học hiện
            có, tìm ra ưu, nhược điểm của chương trình hiện hành. Nêu rõ lí luận và nguyên tắc đổi
            mới nội dung chương trình giáo dục công dân, trình bày đề xuất đổi mới nội dung chương
            trình giáo dục công dân bậc trung học và phương án thực hiện.
                     −  Chỉ  ra  các  nguyên  tắc  đổi  mới  nội  dung  chương  trình  giáo  dục  công  dân  ở
            trường Trung học:

                    + Theo kịp sự phát triển của thời đại, tiếp thu các kinh nghiệm tiên tiến của các
            nước trên thế giới;
                    + Chương trình mới phải dựa trên cơ sở chương trình cũ, kết hợp với tình hình cụ
            thể của nhà trường để đề xuất đổi mới;
                    + Đổi mới phải phù hợp với tình hình phát triển của đất nước, đổi mới để phục vụ
            tốt hơn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước;
                    + Đổi mới cần chú trọng xu thế toàn cầu hóa, thêm vào nhân tố giáo dục công dân

            thế giới;
                    + Khi tiến hành đổi mới nội dung giáo dục công dân ở trường trung học cần tập
            trung bồi dưỡng học sinh thanh thiếu niên về kiến thức, kĩ năng và thái độ theo hướng
            hình thành và phát triển năng lực;
                    + Đổi mới nội dung chương trình phải đảm bảo phù hợp với tâm sinh lí từng lứa
            tuổi, từng giai đoạn phát triển của học sinh. Đối với học sinh THCS, cần tăng cường bồi

            dưỡng ý thức công dân, bổ sung bồi dưỡng ý thức công dân thế giới, bồi dưỡng năng lực
            tham dự cho học sinh. Đối với học sinh THPT, nội dung chương trình GDCD cần chú
   286   287   288   289   290   291   292   293   294   295   296