Page 295 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 295
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SINH
Xây dựng chƣơng trình huấn luyện mô phỏng độ cao cho đội tuyển nam xe đạp
đƣờng trƣờng Việt Nam
TS. Phạm Hùng Mạnh
1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng chức năng sinh lý và sinh hóa của
VĐV đội tuyển nam XĐĐT Việt Nam.
Mục tiêu 2: Xây dựng chương trình huấn luyện mô phỏng độ cao cho đội tuyển
nam XĐĐT Việt Nam.
Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả chương trình huấn luyện mô phỏng độ cao cho
VĐV đội tuyển nam XĐĐT Việt Nam.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng: phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu, phương pháp toán thống
kê, phương pháp thực nghiệm và phương pháp kiểm tra y học:
3. Kết quả nghiên cứu
Căn cứ vào kế hoạch huấn luyện năm, căn cứ lịch thi đấu giải của đội tuyển XĐĐT
Việt Nam chúng tôi đã xây dựng được chương trình huấn luyện cho VĐV đội tuyển theo
hình thức HL sống dưới thấp – tập luyện trên độ cao với 4 tuần thực nghiệm, 1 tuần tập 3
buổi, 1 buổi tập từ 130 – 150 phút(bao gồm cả khởi động và thả lỏng khoảng 30 phút) với
bài tập đạp xe trên Rulo,thực hiện xen kẽ: bài tập ở ngưỡng yếm khí duy trì trong thời
gian 3-4 phút, cường độ 100% công suất ở ngưỡng yếm khí, với nhịp tim đạt ≥ 180 lần,
sau đó tiếp tục bài tập 2, đạp xe với thời gian 15 phút với cường độ 60% công suất ở
ngưỡng yếm khí,thực hiện 4 tổ và nghỉ giữa các tổ 10 phút.
Kết quả sau thực nghiệm cho thấy VĐV XĐĐT nhóm TN có sự biến đổi tích cực có
10/15 chỉ số biến đổi mang ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất p < 0.05.
Kết quả sau thực nghiệm giữa nhóm TN và ĐC cho thấy: khả năng thiếu hụt oxy ở tế
bào cơ được cải thiện, khả năng hấp thụ oxy tối đa (VO max) có sự phát triển tốt hơn,
2
chức năng của hệ hô hấp, tuần hoàn nhóm TN tập luyện trong phòng thí nghiệm mô
phỏng độ cao 2500m sau thực nghiệm có cải thiện tốt hơn so với nhóm ĐC tập luyện ở
môi trường có độ cao ngangmực nước biển, thể hiện rõ qua các chỉ số chức năng sinh lý,
sinh hóa với 7/15 chỉ số có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất p <
0.05; Có thể nhận định rằng chương trình thực nghiệm là có hiệu quả rõ rệt trong việc
nâng cao khả năng ưa khí và yếm khí cho VĐV đội tuyển XĐĐT Việt Nam.