Page 296 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 296

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SINH
                                   Hiện tƣợng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam


                                                                                                                             TS. Nông Văn Ngoan

                                                  Những kết luận mới của luận án
                  1. Về cơ sở hình thành, đặc điểm, diễn tiến của hiện tƣợng song ngữ
                          Hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam được hình thành trên những
                  cơ sở lịch sử, xã hội, tư tưởng văn hóa, văn học và thẩm mĩ nhất định. Song ngữ trong văn học

                  trung đại Việt Nam là song ngữ bất bình đẳng. Hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại
                  Việt Nam nằm trong bối cảnh chung của các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa chữ Hán
                  trong khu vực như Triều Tiên/Hàn Quốc và Nhật Bản. Diễn tiến của hiện tượng song ngữ
                  trong văn học trung đại Việt Nam có thể chia làm ba giai đoạn. Giai đoạn mở đầu, từ thế
                  kỷ X – XIV với các sáng tác bằng chữ Hán văn ngôn là chủ yếu. Đến cuối thế kỉ XIII, lịch
                  sử văn học đã ghi nhận việc sử dụng chữ Nôm vào sáng tác văn chương. Kể từ đây, văn
                  học Việt Nam trung đại Việt Nam tồn tại song song hai bộ phận văn học: một bộ phận
                  viết bằng ngôn ngữ vay mượn là chữ Hán và một bộ phận viết bằng ngôn ngữ dân tộc là

                  chữ Nôm. Giai đoạn hai, từ thế kỷ XV – XVII, đây là giai đoạn phát triển nở rộ của hiện
                  tượng song ngữ với việc Việt hóa thành công thể thơ Đường luật. Giai đoạn này cũng
                  xuất hiện của nhiều thi tập lớn viết bằng chữ Nôm như Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi;
                  Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông và các văn nhân thời Hồng Đức; Bạch Vân
                  quốc ngữ thi tập của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Giai đoạn cuối, từ thế kỷ XVIII –
                  hết thế kỷ XIX, đây là giai đoạn phát triển đỉnh cao của hiện tượng song ngữ với sự ưu

                  thắng của tiếng Việt, chữ Nôm.
                  2. Về loại hình tác giả của hiện tƣợng song ngữ
                         Hiện tượng song ngữ thể hiện ở loại hình tác giả: vừa sáng tác bằng chữ Hán vừa
                  sáng tác bằng chữ Nôm. Loại hình tác giả song ngữ có những đặc điểm như xuất thân nho
                  học và khoa bảng; sống trong bối cảnh lịch sử, xã hội buổi giao thời; gắn với loại hình
                  nhà nho hành đạo và nhà nho ẩn dật; có tư tưởng, quan điểm nghệ thuật của nho gia. Có
                  sự đa dạng và thống nhất về kiểu tác giả song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam: có

                  kiểu tác giả song ngữ trữ tình - chính luận như Nguyễn Trãi; kiểu tác giả song ngữ trữ
                  tình - triết lí  như Nguyễn Bỉnh Khiêm; kiểu tác giả song ngữ trữ tình – tự sự như Nguyễn
                  Du và kiểu tác giả song ngữ trữ tình - trào phúng, liên văn bản như Nguyễn Khuyến. Sự
                  thống nhất trong nhận thức về tình trạng song ngữ cho thấy các tác giả coi sáng tác chữ
                  Hán và chữ Nôm đều là sáng tác nghệ thuật đích thực.
                  3. Về thể loại, ngôn ngữ của hiện tƣợng song ngữ

                         Trên phương diện thể loại, hiện tượng song ngữ xuất hiện ở cả văn học chức năng
                  và văn học nghệ thuật với mức độ và quy mô không giống nhau. Ở phương diện ngôn
   291   292   293   294   295   296   297   298   299   300   301