Page 73 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 73

68

            thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao [1].
                    Có nhiều loại NL khác nhau. Việc mô tả cấu trúc và các thành phần NL cũng khác
            nhau. Cấu trúc chung của NL hành động được mô tả là sự kết hợp của 4 NL thành phần:
            Năng lực chuyên môn; Năng lực phương pháp; Năng lực xã hội; Năng lực cá thể.

                    Mô hình cấu trúc NL được cụ thể trong từng lĩnh vực chuyên môn, nghề nghiệp
            khác nhau. Cấu trúc của khái  niệm  NL cũng cho thấy GD định hướng phát triển  NL
            không chỉ nhằm mục tiêu phát triển NL chuyên môn bao gồm tri thức, kĩ năng chuyên
            môn mà còn phát triển NL PP, NL xã hội và NL cá thể. Những NL này không tách rời
            nhau mà có mối quan hệ chặt chẽ. NL hành động được hình thành trên cơ sở có sự kết
            hợp các NL này.

                    2.2. Các năng lực cốt lõi: Các NL chung (Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác,
            giải quyết vấn đề và sáng tạo), các NL chuyên môn (Ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu tự
            nhiên và xã hội, công nghệ, tin học, thẩm mĩ, thể chất) và các NL đặc biệt (năng khiếu).
                    - Ba nhóm NL cốt lõi: Sử dụng một cách tương tác các phương tiện thông tin và
            công cụ (khả năng sử dụng tương tác ngôn ngữ, kí hiệu và văn bản; khả năng sử dụng
            tương tác tri thức và thông tin; khả năng sử dụng tương tác các công nghệ), tương tác
            trong các nhóm không đồng nhất (khả năng duy trì các mối quan hệ tốt với những người
            khác; khả năng hợp tác; khả năng giải quyết các xung đột), khả năng hành động tự chủ

            (khả năng hành động trong các nhóm phức hợp; khả năng tổ chức và thực hiện các kế
            hoạch về cuộc sống và dự án cá nhân; khả năng nhận thức các quyền, lợi ích, giới hạn và
            nhu cầu cá nhân).
                    - Tám năng lực cốt lõi: Giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ, giao tiếp bằng tiếng nước
            ngoài, NL toán học và NL trong khoa học tự nhiên & công nghệ, NL kĩ thuật số, NL học
            tập (học cách học), NL xã hội và công dân, sáng kiến và tinh thần kinh doanh, ý thức văn

            hóa và khả năng biểu đạt văn hóa.
                    2.3.  Sự  khác  biệt  dạy  học  theo  hƣớng  tiếp  cận  năng  lực  và  dạy  học  theo
            hƣớng tiếp cận nội dung cho học sinh
                    2.3.1. Dạy học theo hướng tiếp cận nội dung cho học sinh: Chương trình được
            xây dựng theo mô hình định hướng nội dung, nặng về truyền thụ kiến thức, chưa chú
            trọng giúp HS vận dụng kiến thức học được vào thực tiễn. Theo mô hình này, kiến thức
            vừa là “chất liệu”, “đầu vào” vừa là “kết quả”, “đầu ra” của quá trình GD. Mục tiêu DH

            trong chương trình này được đưa ra chung chung, không chi tiết và không nhất thiết phải
            quan sát, đánh giá được cụ thể nên không đảm bảo rõ ràng về việc đạt được chất lượng
            DH theo mục tiêu đã đề ra. HS phải học và ghi nhớ rất nhiều nhưng khả năng vận dụng
            vào đời sống rất hạn chế. Ưu điểm của chương trình DH định hướng nội dung là việc
            truyền thụ cho người học một hệ thống tri thức khoa học và hệ thống [2]. Ngày nay DH
            định hướng nội dung không còn thích hợp, trong đó có những nguyên nhân sau:

                    Thứ nhất, tri thức thay đổi, việc quy định cứng nhắc những nội dung chi tiết trong
            chương trình DH dẫn đến tình trạng nội dung chương trình DH nhanh bị lạc hậu so với
            tri thức hiện đại. Do đó việc rèn luyện PP học tập ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong
            việc chuẩn bị cho con người có khả năng học tập suốt đời.
                    Thứ hai, chương trình DH định hướng nội dung dẫn đến xu hướng việc kiểm tra
   68   69   70   71   72   73   74   75   76   77   78