Page 74 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 74

69

               đánh giá chủ yếu dựa trên việc kiểm tra khả năng tái hiện tri thức mà không định hướng
               vào khả năng vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn. Theo chương trình này
               GV thường ra đề dưới dạng tự luận. Tuy nhiên thực tế chúng ta chỉ cần sử dụng máy tính
               bỏ túi là đã có đáp số sau cùng.

                       Thứ ba, do PPDH mang tính thụ động và ít chú ý đến khả năng ứng dụng nên sản
               phẩm GD là những con người mang tính thụ động. Do đó chương trình GD này không
               đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội và thị trường lao động đối với người lao
               động về NL hành động, khả năng sáng tạo và tính năng động.
                       Nhược điểm của dạy học theo hướng tiếp cận nội dung là tri thức truyền đạt đến
               HS mang tính thụ động. Do có quy định cứng nhắc trong nội dung HS không có khả năng

               tự tìm tòi và khám phá kiến thức mới bị hạn chế dẫn đến các em không có khả năng tự
               học tập, tự nghiên cứu. Một nhược điểm không hề nhỏ của PP dạy học theo hướng tiếp
               cận nội dung là cách kiểm tra đánh giá của GV. Cụ thể GV không thể ra đề theo hướng
               yêu cầu HS tìm tòi khám phá kết quả mới. Điều này làm cho HS ngày càng thụ động
               không có khả năng sáng tạo.
                       2.3.2. Dạy học theo hướng tiếp cận năng lực cho học sinh: Chương trình được
               xây dựng theo mô hình phát triển NL, thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện
               đại và các PP tích cực hóa hoạt động của HS, giúp HS hình thành và phát triển những

               phẩm chất và NL mà nhà trường và xã hội kì vọng.
                       GD định hướng NL nhằm mục tiêu phát triển NL HS, đảm bảo chất lượng đầu ra
               của việc DH, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng
               NL vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người NL
               giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Chương trình này nhấn mạnh
               vai trò của HS với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức [5].

                       Chương trình tiếp cận NL mục tiêu của từng cấp học được viết cụ thể hơn. Theo
               đó, chương trình cấp tiểu học nhằm giúp HS hình thành những cơ sở ban đầu cho việc
               phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và NL được nêu trong mục tiêu
               Chương trình GD PT; định hướng chính vào giá trị gia đình, dòng tộc, quê hương, những
               thói quen cần thiết trong học tập và sinh hoạt; có được những kiến thức và kĩ năng cơ bản
               nhất để tiếp tục học trung học cơ sở. Chương trình GD cấp trung học cơ sở nhằm giúp
               HS duy trì và nâng cao các yêu cầu về phẩm chất, NL đã hình thành ở cấp tiểu học; tự

               điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội; hình thành NL tự học, hoàn
               chỉnh tri thức PT nền tảng để tiếp tục học lên trung học PT, học nghề hoặc bước vào cuộc
               sống lao động. Chương trình GD cấp trung học PT nhằm giúp HS hình thành phẩm chất
               và NL của người lao động, nhân cách công dân, ý thức quyền và nghĩa vụ đối với Tổ
               quốc trên cơ sở duy trì, nâng cao và định hình các phẩm chất, NL đã hình thành ở cấp
               trung học cơ sở; có khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, có những hiểu biết và khả

               năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với NL và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản
               thân để tiếp tục học lên học nghề hoặc bước vào cuộc sống lao động.
   69   70   71   72   73   74   75   76   77   78   79