Page 224 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 224

219


               nếu con là đứa con không hiếu thảo thì sẽ dẫn đến kết quả điều chỉnh cảm xúc của cha
               mẹ với con sẽ giảm xuống, thậm chí ở mức độ dưới trung bình.
                       Xét dưới góc độ “con có phải là đứa con khó bảo” cho thấy,  mức độ điều

               chỉnh cảm xúc bản thân của cha mẹ với con có chiều hướng tăng lên khi con là đứa trẻ
               không khó bảo (ĐTB=3,02), ít và tương đối khó bảo (ĐTB=3,04). Với những đứa trẻ
               được cha mẹ đánh giá là rất khó bảo và khá khó bảo có điểm trung bình thấp hơn. Như
               vậy, nếu con ngoan ngoãn và biết nghe lời cũng có thể là nguyên nhân khiến cha mẹ
               điều chỉnh cảm xúc với con tốt hơn trong quá trinh giáo dục con.
                       Tương tự, xét dưới góc độ “con có phải là đứa con hiền lành”, kết quả này
               khác với kết quả trên, nó không phân tán theo mức độ hiền lành của con mà mang tính
               chất trung bình. Có nghĩa là những đứa con được đánh giá là rất hiền lành và không

               hiền lành được rơi vào cha mẹ có mức độ điều chỉnh cảm xúc bản thân thấp hơn so
               với những cha mẹ khác. Điều này cho thấy, nếu con quá hiền lành hoặc không hiền
               lành lại gây khó khăn hơn cho cha mẹ trong việc điều chỉnh cảm xúc bản thân với con.
                       Với ĐTB = 3,18 ở những cha mẹ đánh giá con là đứa con Không lười biếng và
               ĐTB = 2,93 thuộc về những cha mẹ đánh giá con là đứa con Rất lười biếng cho thấy.
               Yếu tố chăm chỉ hay lười biếng của con có ảnh hưởng đến việc điều chỉnh cảm xúc

               bản thân của cha mẹ, con càng lười biếng thì càng làm cho mức độ điều chỉnh cảm
               xúc bản thân của cha mẹ với con bị kém đi.
                       Sự thông minh của con cũng có ảnh hưởng đến mức độ điều chỉnh cảm xúc bản
               thân  của  cha  mẹ,  cụ  thể:  Rất  thông  minh  (ĐTB  =  3,07),  Khá  thông  minh  (ĐTB  =
               3,01), Tương đối thông minh (ĐTB = 3,00) và Ít thông minh (ĐTB = 2,65). Như vậy,
               khi giáo dục những đứa con lứa tuổi học sinh trung học cơ sở, sự thông minh của con
               có ảnh hưởng đến mức độ điều chỉnh cảm xúc bản thân của cha mẹ.

                       Tương tự, sự chăm chỉ học hành của con cũng ảnh hưởng đến điều chỉnh cảm
               xúc bản thân của cha mẹ. Cụ thể, ĐTB được giảm dần với những đứa con Rất chăm
               học (ĐTB = 3,20), Khá chăm học (ĐTB = 3,10), Tương đối chăm học (ĐTB = 3,04),
               Ít chăm học (ĐTB = 2,95), và Không  chăm học (ĐTB = 2,84).
                       Tuy nhiên, xét dưới góc độ con có phải là đứa con “mà cha mẹ yêu thương
               nhất”, thì ĐTB của mức độ điều chỉnh cảm xúc của cha mẹ lại không theo một logic,

               trật tự nhất định. Cụ thể, những cha mẹ cho rằng: đứa con này là đứa con mà họ yêu
               thương nhất thì (ĐTB = 2,97) ở mức điểm thấp nhất trong các đánh giá về con, mức
               độ ĐTB=3,09 cao nhất lại rơi vào những cha mẹ đánh giá điều này ở mức độ ít đúng.
               Không có cha mẹ nào đánh giá đứa con của mình là những đứa con mình không yêu
               thương. Vì vậy, mức độ yêu thương của cha mẹ dành cho con không ảnh hưởng tới
               mức độ điều chỉnh cảm xúc bản thân của cha mẹ.
                       Xét dưới góc độ, con có phải là “đứa con mà cha mẹ dành nhiều thời gian chăm
               sóc, giáo dục nhiều nhất” thì điểm trung bình cũng không theo trình tự logic. Điều này

               cho thấy thời gian mà cha mẹ dành cho con cũng chưa hẳn đã ảnh hưởng đến điều chỉnh
               cảm xúc bản thân của cha mẹ với con lứa tuổi học sinh trung học cơ sở.
   219   220   221   222   223   224   225   226   227   228   229