Page 228 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 228

223


               2. Một số khái niệm cơ bản
                       NLCXXH là khả năng cá nhân sử dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ của mình để
               nhận  thức,  làm  chủ  bản  thân  và  xã  hội,  từ  đó  đưa  ra  quyết  định  có  trách  nhiệm.

               NLCXXH được thể hiện qua 5 mặt thành tố trong mô hình NLCXXH của CASEL
               (The Collaborative for Academic Social & Emotional Learning): nhận thức bản thân,
               làm chủ bản thân, nhận thức xã hội, làm chủ xã hội, ra quyết định có trách nhiệm [2].
               NLCXXH ảnh hưởng khá lớn đến các mối quan hệ của cá nhân, là yếu tố giúp cá nhân
               điều chỉnh, quản lí cảm xúc, củng cố các mối quan hệ giao tiếp, giúp cá nhân có thể
               thích ứng tốt và dễ dàng thành công trong cuộc sống. Trong 5 thành tố, làm chủ bản
               thân đóng vai trò tiền đề, là cơ sở vững chắc để cá nhân hình thành những hành vi phù
               hợp. Làm chủ bản thân giúp cá nhân là chủ xung lực, giải quyết tốt mâu thuẫn, tự tạo

               ra động lực và kỉ luật riêng, từ đó thiết lập được các mục tiêu và kĩ năng cần thiết.
                       Những năm gần đây, có nhiều đề tài nghiên cứu về đề tài NLCXXH ở nhiều đối
               tượng như học sinh, giáo viên,... Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu đề tài này
               trên đối tượng SV DTTS ở các thành phần chuyên sâu. Vì vậy, đo lường khả năng làm
               chủ bản thân trong NLCXXH của SV ở mức độ nào, từ đó đưa ra biện pháp cải thiện là
               việc làm cần được quan tâm nghiên cứu.

                       3. Phƣơng pháp và thể thức nghiên cứu
                       3.1. Dụng cụ nghiên cứu
                       Dụng cụ là bảng hỏi gồm 31 ý hỏi, được bố trí ở dạng trắc nghiệm. Trong đó
               nội dung điều tra về năng lực nhận thức bản thân là 6 câu, các yếu tố ảnh hưởng là 25
               câu. Nội dung khảo sát được chia làm 2 nhóm chính. Nhóm thứ nhất là phần nhận
               thức của SV về các vấn đề cụ thể trong quá trình học tập nhằm bộc lộ mức độ biểu
               hiện làm chủ bản thân của SV. Nhóm thứ hai là nhóm nhận thức về các yếu tố ảnh

               hưởng đến khả năng làm chủ bản thân của SV.
                       3.2. Khách thể khảo sát
                        Đối tượng khảo  sát là SV DTTS  ở Trường  Đại học  Tây Nguyên  (ĐHTN),
               thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau. Đề tài khảo sát được thực hiện từ tháng 11 năm
               2019 đến tháng 09 năm 2020. Tác giả đã gửi 450 mẫu bảng hỏi đến SV là DTTS của
               trường. Trong đó, số phiếu thu lại được là 382, tác giả đã loại ra 46 phiếu có thông tin

               không hợp lệ. Theo Phan Thị Mai Hương (2013) về yêu cầu cỡ mẫu tối thiểu mang
               tính đại diện khi xác định được qui mô tổng thể thì số lượng trên đạt yêu cầu về số
               mẫu đại diện với độ tin cậy là 95%. Qua khảo sát, tác giả tóm tắt một số thông tin cơ
               bản về mẫu thể hiện trên bảng sau:
   223   224   225   226   227   228   229   230   231   232   233