Page 232 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 232

227





               cũng có thể là nguyên nhân góp phần dẫn tới mức độ “lắng nghe, tôn trọng ý kiến của

               người khác” bị ảnh hưởng. Có đến 43,2% SV cho rằng, mình “hiếm khi” “đặt mình
               vào vị trí của người khác”. Có thể thấy, khả năng xem xét quan điểm của người khác
               để hiểu, cảm thông ở SV còn dừng lại ở mức độ rất thấp. Mặc dù 32,4% SV cho hay,
               mình  “thỉnh  thoảng”  biết  “sử  dụng  phương  pháp  giao  tiếp”  và  56,3%  SV  “thỉnh
               thoảng” biết “kiểm soát cảm xúc khi tức giận” nhưng tỉ lệ % ở các nội dung khác vẫn
               chứng tỏ năng lực “làm chủ bản thân” của SV chưa cao, đặc biệt là vấn đề trân trọng

               sự đa dạng sắc tộc và tôn trọng người khác. Có thể thấy, SV DTTS cố gắng “thể hiện
               cảm xúc tích cực” với 28,9% SV chọn mức “thường xuyên”. Tuy nhiên, việc thể hiện
               cảm xúc tích cực vẫn là chưa đủ nếu các em chưa biết cách trân trọng sự khác biệt dân
               tộc, biết đặt mình vào vị trí người khác để tôn trọng và cảm thông đối với họ.





















                  Biểu đồ 1: Phân phối điểm trung bình về năng lực làm chủ bản thân của SV DTTS
                      Kết quả phỏng vấn sâu cũng cho thấy những thông tin thú vị. Khi được đặt tình
               huống: “Người dân tộc bạn có sử dụng con sâu từ cây muồng để nấu ăn, tuy nhiên một
               người bạn cùng lớp với bạn cho biết, điều này là không hay và mất vệ sinh. Bạn đã
               nhắc nhở với người đó rằng đây là văn hóa của từng dân tộc nhưng hôm nay, trong
               buổi sinh hoạt của nhóm, người bạn ấy lại lấy câu chuyện này ra làm trò đùa để trêu
               chọc bạn. Bạn  sẽ làm gì?” SV Y.K  cho rằng: “Mình sẽ đấm vào  mặt để cảnh cáo

               người đó”, SV H.N.Ê “Im lặng và bỏ đi chỗ khác để tỏ thái độ”, SV L.A.N “Quát cho
               đứa đó một trận cho nó chừa thói châm chọc người khác”, H.G.M cho rằng “Em sẽ gọi
               các bạn cùng dân tộc đến và cho nó một bài học”. Phương án mà V.T.K.L đưa ra là
               “Em sẽ nấu món đó thật ngon và đứng trước mặt nó ăn cho nó thèm”. Những câu trả
               lời trên giúp chúng ta thấy được khả năng kiềm chế khi tức giận của SV còn hạn chế,
               gây ảnh hưởng lớn, trực tiếp tới năng lực làm chủ bản thân.

                      4.2. Kết quả so sánh năng lực làm chủ bản thân theo các biến phạm trù
                      Qua khảo sát, kết quả cho thấy NLCXXH của SV DTTS trường ĐHTN biểu
               hiện không đều qua 5 mặt. Để thấy được sự khác biệt giữa chúng, tác giả tiến hành xử
   227   228   229   230   231   232   233   234   235   236   237