Page 235 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 235

230





               đạo lồng ghép vấn đề làm chủ bản thân với các nội dung có liên quan, mở rộng các

               kênh thông tin tác động đến SV.
                      Bên cạnh  đó, nhà  trường cần chú trọng khảo sát năng lực làm chủ bản thân
               trong  công  tác  tuyển  dụng,  đào  tạo  đối  với  giảng  viên,  CB  viên  chức.  Nhà  trường
               thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho giảng viên về kỹ năng mềm, đặc biệt
               là kỹ năng giao tiếp và các kỹ năng liên quan đến làm chủ bản thân. Rất khó để hình
               thành, rèn luyện cho SV năng lực làm chủ bản thân nếu người dạy chưa tự hình thành

               năng lực đó cho chính mình. Hơn hết, SV cần được tạo điều kiện để học tập, phát huy
               năng lực trong một môi trường giáo dục tích cực, cùng với những giảng viên thực sự
               có năng lực.
                      Nhà trường cần thường xuyên phối hợp, trao đổi với gia đình, địa phương trong
               công tác giáo dục SV để đạt hiệu quả cao nhất. Tăng cường tổ chức hoạt động xã hội,
               đặc biệt là các giúp SV có cơ hội sinh hoạt tập thể, học tập và rèn luyện kỹ năng.
                      Thứ hai, giảng viên cần phát huy vai trò của người thầy, quan tâm, chia sẻ và
               giúp đỡ SV kịp thời trong quá trình học tập là việc làm cần thiết. GV có thể lồng ghép

               kiến thức xã hội, các kỹ năng sống liên quan tới việc làm chủ bản thân trong quá trình
               giảng dạy. Sử dụng nhiều phương pháp và kênh thông tin khác nhau để nâng cao nhận
               thức của SV về làm chủ bản thân, vai trò của làm chủ bản thân trong cuộc sống.
                      Thứ ba, bản thân SV cần thường xuyên trau dồi kiến thức, rèn luyện  nâng cao
               nhận thức về giá trị và giá trị bản thân để có đầy đủ kiến thức, kỹ năng, sẵn sàng ứng
               phó với các tình huống. SV cần rèn luyện thói quen tốt, cho mình cơ hội trải nghiệm

               và không ngừng tự giáo dục để cải thiện năng lực làm chủ bản thân, hoàn thiện mình.
                      5. Kết luận
                      Có thể nói, làm chủ bản thân giúp SV kiểm soát tốt cảm xúc, thái độ, hành vi,
               giữ được trạng thái bình tĩnh, tích cực trong mọi tình huống. Vai trò cùa làm chủ bản
               thân là vô cùng quan trọng, SV có năng lực làm chủ bản thân đồng nghĩa với việc điều
               chỉnh được hành vi tự tin, đúng mực, có lập trường vững vàng, nâng cao hiệu quả công
               việc và khả năng thành công trong cuộc sống. Qua khảo sát kết quả cho  thấy rằng,

               năng lực làm chủ bản thân của SV Trường ĐHTN ở mức trung bình. Kết quả kiểm
               nghiệm chỉ ra có sự khác biệt về khả năng làm chủ bản thân ở SV các dân tộc và vùng
               miền khác nhau. Đồng thời, kết quả cũng chứng  minh không có  sự khác biệt có ý
               nghĩa về làm chủ bản thân của SV xét theo giới tính, chuyên ngành và học lực. Có 6
               nhóm yếu tố ảnh hưởng đến năng lực làm chủ bản thân của SV DTTS: Bản thân, gia
               đình, bạn bè, giảng viên, nhà trường và xã hội. Đồng thời, bài báo cũng đưa ra một số

               biện pháp nhằm nâng cao NLCXXH cho SV DTTS trường ĐHTN.
   230   231   232   233   234   235   236   237   238   239   240