Page 239 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 239
234
- Tham vấn giáo viên - ủng hộ - phản đối
hướng dẫn
Kết - Tổng hợp các kết quả Giải quyết vấn đề: lựa chọn
thúc dự - Xây dựng sản phẩm cách trình bày sản phẩm độc
án - Trình bày kết quả đáo, sáng tạo bằng:
powerpoint, bằng báo tường,
diễn kịch, …; giải quyết vấn
đề là câu hỏi của giáo viên và
các sinh viên khác.
2.2. Các kĩ thuật dạy học tích cực đƣợc sử dụng trong dạy học dự án
Kĩ thuật dạy học có thể được hiểu là những biện pháp, cách thức hành động của giáo
viên trong các tình huống, hành động nhỏ để thực hiện và điều khiển quá trình dạy học
[5, tr.171]. Các kĩ thuật dạy học sử dụng trong dạy học dự án là:
2.2.1. Kĩ thuật động não
a. Khái niệm
Động não (công não) là một kĩ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ, độc đáo
về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận. Các thành viên được cổ vũ tham gia
một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng (nhằm tạo ra "cơn lốc" các ý tưởng). Kĩ
thuật động não do Alex Osborn (Mỹ) phát triển, dựa trên một kĩ thuật truyền thống từ Ấn
độ [5, tr.172].
Trong dạy học dự án, kĩ thuật động não dùng để hướng dẫn học sinh phát triển thành
chủ đề thành các tiểu chủ đề (dự án); hoặc trong bước tìm phương án giải quyết vấn đề.
b. Các bước tiến hành
1 – Giáo viên dẫn nhập vào chủ đề và xác định rõ nhiệm vụ mà học sinh phải giải quyết.
2- Các thành viên đưa ra những ý kiến của mình: trong khi thu thập ý kiến, không đánh
giá, nhận xét. Mục đích là huy động nhiều ý kiến tiếp nối nhau;
3- Kết thúc việc đưa ra ý kiến;
4- Đánh giá: Từ các ý kiến mà học sinh đưa ra, giáo viên và các học sinh sẽ đánh giá, lựa
chọn dự án cho các nhóm.
Ví dụ, để lựa chọn dự án cho chủ đề “văn hóa dân tộc Êđê ở Tây Nguyên” giáo
viên viết chủ đề lên bảng, cử một học sinh ghi lại các ý tưởng. Giáo viên đặt các câu hỏi
để học sinh phát triển các ý tưởng xung quanh chủ để. Ý tửng của học sinh sẽ được lựa
chọn, sắp xếp thành các dự án học tập. Với chủ đề trên có thể tổ chức các dự án tìm hiểu
về: ẩm thực, trang phục, âm nhạc, phong tục, lễ hội…
c. Ưu điểm
Kĩ thuật động não rất dễ thực hiện, không tốn kém kinh phí mà lại huy động được trí
tuệ của tập thể đồng thời cũng tạo điều kiện để các thành viên trong lớp được tham gia
một cách tích cực và lựa chọn được dự án theo nguyện vọng, sở thích của mình.
d. Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm việc sử dụng kĩ thuật động não không khéo léo sẽ dẫn đến
lạc đề, tản mạn. Có thể mất thời gian nhiều trong việc chọn các ý kiến thích hợp.