Page 242 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 242
237
Có thể áp dụng cho cá nhân.
c. Hạn chế
Ít có sự phối hợp của các thành viên,
Dễ dẫn đến tình trạng "9 người 10 ý".
Dễ tạo cảm giác "Bị điều tra".
2.2.5. Kĩ thuật lược đồ tư duy
a. Khái niệm
Lược đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh, để mở
rộng và đào sâu các ý tưởng. Trong dạy học dự án, Lược đồ tư duy có thể ứng dụng trong
nhiều tình huống khác nhau như: Phát triển chủ đề dự án; Thu thập, sắp xếp các ý tưởng
dự án; Chuẩn bị ý tưởng cho bài báo cáo dự án; Ghi chép khi nghe các nhóm trình bày kế
hoạch hoặc kết quả thực hiện dự án.
b. Các bước tạo lập lược đồ tư duy
Bƣớc 1 – Xác định ý tưởng/chủ đề/nội dung chính ở trung tâm, hay vẽ một hình ảnh
phản ánh chủ đề.
Bƣớc 2 - Xác định các nội dung của nhánh chính (nhánh cấp 1) thuộc chủ đề, nhánh
chính được nối liền với chủ đề trung tâm.
Bƣớc 3 - Xác định nội dung các nhánh cấp 2 (nhánh vẽ ra từ các nhánh chính). Các chữ
trên nhánh cấp 2 được viết bằng chữ in thường. Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp
theo. Có thể sử dụng hình ảnh, kí hiệu để làm sinh động lược đồ tư duy.
Ví dụ: Sơ đồ tư duy về văn hóa dân tộc Êđê:
Âm thực
Âm nhạc Văn hóa dân
tộc Êđê
Trang phục
Lễ hội
Phụ kiện áo váy Khố
c. Ưu điểm
- Các hướng tư duy được để mở ngay từ đầu;
- Các mối quan hệ của các nội dung trong chủ đề trở nên rõ ràng;
- Nội dung luôn có thể bổ sung, phát triển, sắp xếp lại;
- Học sinh được luyện tập phát triển, sắp xếp các ý tưởng.
d. Hạn chế
- Các lược đồ giấy thường khó lưu trữ, thay đổi, chỉnh sửa, tốn kém chi phí.
- Lược đồ do học sinh tự xây dựng sẽ giúp học sinh nhớ bài tốt hơn là sơ đồ do giáo viên
xây dựng, sau đó giảng giải cho học sinh.
- Việc giản lược phần nội dung trình bày trên lược đồ tư duy có thể khiến cho nội dung
kiến thức trở nên quá khái quát.
- Lược đồ tư duy không phù hợp để thể hiện những nội dung kiến thức quá phức tạp.
2.3 Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong Dự án : “Làm bánh chƣng ngày Tết”