Page 243 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 243

238

                    Môn học: Thủ công (lớp 2)
             Mục tiêu dự án: học sinh biết được nguồn gốc, đặc điểm, cách làm bánh chưng truyền
             thống; học sinh làm được bánh chưng truyền thống từ các dụng cụ học thủ công; giữ gìn
             và phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

             Thời gian thực hiện: 2 tuần
             Bƣớc 1: Lựa chọn dự án
             - Phát triển chủ đề (Ví dụ chủ đề Tết nguyên đán)
             Giáo viên đặt các câu gợi ý để học sinh phát triển thành các tiểu chủ đề (Dự án). Câu hỏi
             gợi ý: Tết em và gia đình em thường làm gì? Giáo viên sử dụng kĩ thuật động não để huy
             động ý tưởng của học sinh.  Học sinh sẽ đưa ra các câu trả lời: Trang trí nhà cửa, làm

             bánh chưng bánh tét, đi lễ chùa, đi thăm họ hàng, mừng tuổi…Các Dự án có thể là “tìm
             hiểu về bánh chưng”; Trang trí nhà của ngày Tết; Tìm hiểu tục lệ mừng tuổi…. Ở đây,
             chúng tôi lấy ví dụ dự án “Làm bánh chưng ngày Tết”.
             - Xác định nội dung nghiên cứu
                    Sau khi lựa chọn được dự án (Dự án: “Làm bánh chưng ngày tết”). Giáo viên
             hướng dẫn học sinh xác định nội dung nghiên cứu bằng cách các câu hỏi. Các câu hỏi
             này thường là: Ai, khi nào, tại sao, cái gì, cái nào, như thế nào (Sử dụng kĩ thuật 5W1H).
                    + Nguồn gốc của bánh chưng ngày Tết/ Ai là người đầu tiên làm ra bánh chưng?

                    + Tại sao các gia đình lại làm bánh chưng ngày Tết?
                    + Làm bánh chưng cần chuẩn bị những nguyên liệu gì?
                    + Bánh chưng được làm khi nào?
                    + Làm bánh chưng như thế nào?
                    + So với các loại bánh khác bánh chưng có những nết độc đáo nào?
                    Như vậy, ở bước 1, chúng tôi sử dụng các kĩ thuật dạy học là: Kĩ thuật động não,

             kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật sơ đồ tư duy, kĩ thuật 5W1H .
             Bƣớc 2: Thực hiện dự án
             - Lập kế hoạch thực hiện dự án.
                    Xác định được nội dung nghiên cứu, giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận với
             nhau để lập bảng kế hoạch dự án để biết ai làm nhiệm vụ gì, phương tiện cần sử dụng,
             phương pháp thực hiện  thời hạn hoàn thành cũng như dự kiến kết quả.
             Ví dụ: Nhiệm vụ của nhóm 1 là tìm hiểu nguồn gốc của bánh chưng, phương tiện sử

             dụng là băng ghi âm, máy ảnh. Phương pháp sử dụng phỏng vấn, đọc sách báo, Internet,
             thời hạn hoàn thành là 1 tuần và sản phẩm dự kiến là thông tin.
             - Thu thập thông tin:
                    Học sinh các nhóm bắt tay ngay vào việc thu thập thông tin được giao, sau đó lập
             các nhóm “mảnh ghép” để chia sẻ lại với các thành viên khác để lập ra bảng thông tin
             như sau:

             Ví dụ: Thông tin của nhóm 1 về nguồn góc của bánh chƣng: Là loại bánh có lịch sử
             lâu đời trong ẩm thực truyền thống Việt Nam còn được sử sách nhắc lại, bánh chưng có
             nguồn gốc từ đời vua Hùng Vương do hoàng tử Lang Liêu làm ra.
             Nguyên liệu: Lá dong, gạo nếp, thịt heo, đậu xanh…
             - Xử lí thông tin
   238   239   240   241   242   243   244   245   246   247   248