Page 241 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 241
236
- Phát huy vai trò trách nhiệm của từng cá nhân;
- Nâng cao kĩ năng trình bày của từng cá nhân.
d. Hạn chế
- Kết quả thảo luận phụ thuộc vào vòng thảo luận thứ nhất, nếu vòng thảo luận này chất
lượng chưa tốt thì cả hoạt động hiệu quả không cao.
- Nếu giáo viên không tính số lượng thành viên và tổ chức hợp lí sẽ dẫn đến tình trạng
nhóm thừa, nhóm thiếu.
- Với các vấn đề có mối quan hệ ràng buộc “nhân – quả”, giáo viên buộc phải sử dụng
kết hợp với kĩ thuật khác như kĩ thuật sơ đồ tư duy, ổ bi hoặc phải di chuyển theo trạm.
2.2.3. Kĩ năng đặt câu hỏi
a. Khái niệm
Đặt câu hỏi là một kĩ thuật trong dạy học tích cực. Giáo viên cần biết cách đặt câu hỏi
theo các cấp độ nhận thức, để học sinh suy nghĩ phát triển kiến thức, phát triển nội bài
học, khuyến khích học sinh tham gia thảo luận xoay quanh các ý tưởng, nội dung bài học
theo trật tự logic. Hệ thống câu hỏi còn nhằm định hướng dẫn dắt học sinh từng bước
phát hiện ra bản chất của sự vật, quy luật của hiện tượng, kích thích tính tích cực, tìm tòi,
khám phá của học sinh.
Trong dạy học dự án, giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi trong việc dẫn dắt học sinh
đi tìm chủ đề dự án, phát triển ý tưởng dự án, kiểm tra việc thu thập xử lí thông tin, gợi ý
trình bày dự án và đánh giá dự án… Các câu hỏi thường được sử dụng như: Ai...? Cái
gì...? Ở đâu...? Thế nào...? Khi nào...? Hãy định nghĩa....; Hãy mô tả ...; Hãy kể lại.....
Ví dụ: Trong dự án “Làm bánh chưng ngày Tết” giáo viên đặt câu hỏi: Ai là người đã
nghĩ ra cách làm bánh chưng?
2.2.4. Kĩ thuật Kipling (5W-1H)
a. Khái niệm
Kĩ thuật 5W1H (5W: What, Where, When, Why, Who; 1H: How) thường được
dùng cho các trường hợp khi cần có thêm ý tưởng mới, hoặc xem xét nhiều khía cạnh
của vấn đề, chọn lựa ý tưởng để phát triển.
Trong dạy học dự án, kĩ thuật này được dùng để xác định nội dung nghiên cứu trong dự
án.
- Dụng cụ: Giấy bút cho người tham gia.
b. Thực hiện
Các câu hỏi được đưa ra theo thứ tự ngẫu nhiên hoặc theo một trật tự định ngầm trước,
với các từ khóa: Ai; Cái gì; Khi nào; Ở đâu; Tại sao; Thế nào.
Ví dụ: Để xác định nội dung nghiên cứu cho dự án “Tìm hiểu về bánh chưng ngày Tết”,
giáo viên đặt các câu hỏi như sau: Ai làm ra chiếc bánh chưng đầu tiên? Tại sao ngày Tết
các gia đình lại gói bánh chưng? Bánh chưng được làm từ nguyên liệu nào? Bánh chưng
là đặc sản của vùng nào ở Việt Nam Có những loại bánh chưng nào? Làm bánh chưng
như thế nào?
b. Ưu điểm
Nhanh chóng, không mất thời gian, mang tính logic cao.
Có thể áp dụng cho nhiều tình huống khác nhau.