Page 240 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 240

235

               2.2.2. Kĩ thuật các mảnh ghép
               a. Khái niệm
                   Kĩ thuật "Các mảnh ghép": Là hình thức học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm
               và liên kết giữa các nhóm nhằm:  Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp (có nhiều chủ đề);

               Kích thích sự tham gia tích cực của học sinh; Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá
               trình hợp tác (Không chỉ hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 1 mà còn phải truyền đạt lại kết
               quả vòng 1 và hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 2) [3, tr.45]. Trong dạy học dự án, kĩ thuật
               này được sử dụng sau khi thông tin được thu thập các nhóm học sinh có nhiệm vụ chia sẻ
               cho các thành viên trong dự án.
               b. Cách tiến hành kĩ thuật "Các mảnh ghép"

                     VÒNG 1: Nhóm chuyên gia
               - Hoạt động theo nhóm 3 đến 8 người [số nhóm được chia = số chủ đề x n (n = 1,2,…)].
               - Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ [Ví dụ : nhóm 1 : nhiệm vụ A; nhóm 2: nhiệm vụ
               B, nhóm 3: nhiệm vụ C, … (có thể có nhóm cùng nhiệm vụ)].
               - Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi
               lại những ý kiến của mình.
               - Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời được tất
               cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành “chuyên gia” của lĩnh vực đã tìm

               hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2.
               VÕNG 2: Nhóm các mảnh ghép
               - Hình thành nhóm 3 đến 6 người mới (1 – 2 người từ nhóm 1, 1 – 2 người từ nhóm 2, 1
               – 2 người từ nhóm 3…).
               - Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy
               đủ với nhau.

               - Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm
               vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết.
               - Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ, trình bày và chia sẻ kết quả.
               Ví dụ: Nhóm 1 (9 học sinh)  thực hiện dự án “Tìm hiểu về rượu cần của dân tộc Êđê ở
               Tây Nguyên”.
               Vòng 1 (nhóm chuyên gia): Nhóm 9 học sinh được chia thành 3 nhóm nhỏ thực hiện 3
               nhiệm vụ:

               Nhiệm vụ 1 (nhóm 1): Tìm hiểu nguồn gốc nguyên liệu làm rượu cần.
               Nhóm 2 (nhóm 2): Vai trò của rượu cần trong văn hóa người Êđê
               Nhóm 3 (nhóm 3): Cách làm rượu cần của người Êđê.
               Vòng 2 (nhóm mảnh ghép): Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 1, các học sinh trong
               nhóm chuyên sâu khác nhau hợp thành nhóm mới (mảnh ghép) để chia sẻ những nội
               dung đã tìm hiểu của nhóm mình. Hoàn thành nhiệm vụ này, giáo viên giao nhiệm vụ

               mới cho các em, cũng chính là nhiệm vụ tiếp theo của dự án.
               c. Ưu điểm và hạn chế
               - Mở rộng được kiến thức cho từng lĩnh vực chuyên biệt;
               - Phát huy những hiểu biết tiềm tàng của cá nhân mỗi học sinh;
               - Phát triển tinh thần hợp tác làm việc của học sinh;
   235   236   237   238   239   240   241   242   243   244   245