Page 233 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 233

228





               lý số liệu, thống kê để đưa ra sự so sánh giữa mặt làm chủ bản thân với 4 mặt còn lại,

               kêt quả thể hiện như sau:

                                                  Vùng                      Chuyên
                    Tham số        Giới tính                  Học lực                       Dân tộc
                                                   miền                      ngành
                  Làm  chủ  bản     T     8,6    F    9,86    K  104,4      K    222,9  F       44,5

                  thân             sig  0,00  sig  0,00  sig  0,00         sig   0,00  sig      0,00
                Bảng 4: Kết quả so sánh ĐTB của mặt làm chủ bản thân theo các biến phạm trù
                       Dựa vào số liệu ở bảng trên, có thể thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về
               biểu hiện NLCXXH của SV DTTS Trường ĐHTN xét theo các tham số: giới tính,
               vùng miền, học lực, chuyên ngành, dân tộc. Các tham số đều có mức ý nghĩa < 0,01.
               Trong đó, ĐTB của SEL được thể hiện trên các biến như sau: Kiểm nghiệm chỉ ra
               không có sự khác biệt ý nghĩa ở các yếu tố thành phần của biến giới tính, học lực và

               chuyên ngành. Kruskal - Wallis (K), chỉ ra có sự khác biệt ý nghĩa ở 2 biến: Vùng
               miền, dân tộc. Cụ thể:
                      Về mặt giới tính: Có sự khác biệt về năng lực làm chủ bản thân giữa nam SV và
               nữ SV. Giá trị khác biệt là MD = 0,55 (Mean Different) chứng tỏ biểu hiện về năng
               lực làm chủ bản thân của nam SV > nữ SV.
                      Về vùng miền: Có sự khác biệt về vùng miền giữa thành phố và vùng ven. Giá

               trị khác biệt là MD =  0,21 (Mean Different) chứng tỏ biểu hiện năng lực làm chủ bản
               thân của SV từ thành phố < SV đến từ vùng ven (sig = 0,02). Không có sự khác biệt về
               năng lực làm chủ bản thân giữa SV thành phố và nông thôn.
                      Như vậy, sự khác biệt về biểu hiện NLCXXH của SV DTTS Trường ĐHTN
               được thể hiện trên 5 biến: Dân tộc, giới tính, học lực, chuyên ngành, vùng miền. Tuy
               nhiên, qua kiểm nghiệm, chỉ có 2 biến dân tộc và vùng miền có sự khác biệt có ý
               nghĩa.

                      4.3. Kết quả tự đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực làm chủ bản thân
               của SV DTTS Trường ĐHTN
                      Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực làm chủ bản thân của SV DTTS được khảo sát
               được chia thành 6 nhóm bao gồm: Gia đình, nhà trường, giảng viên, bạn bè, bản thân SV và
               xã hội. Kết quả tự đánh giá của SV về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến năng

               lực làm chủ bản thân được thể hiện trong biểu đồ sau:
   228   229   230   231   232   233   234   235   236   237   238