Page 230 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 230
225
Bảng 1: Phác họa đặc tính thành phần mẫu nghiên cứu
Mẫu SV khảo sát thuộc 3 khối chuyên ngành: Sư phạm, Ngoại ngữ và Khối
chuyên ngành đặc thù gồm: Giáo dục Thể chất, Giáo dục Chính trị, Giáo dục Mầm
non. Tỉ lệ SV nam chiếm hơn ½ tổng mẫu. Ngoài dân tộc Ê Đê và Jrai là 2 dân tộc
chiếm tỉ lệ nhiều nhất, đề tài còn thực hiện trên nhiều SV dân tộc khác như: Tày,
Mường, Bana, H‟Mông, Chăm,.... Đa số SV đến từ vùng nông thôn, với tỉ lệ học lực
đạt loại giỏi khá cao.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp sử dụng chính trong nghiên cứu là phương pháp điều tra bằng
bảng hỏi. Bên cạnh đó, phỏng vấn sâu được thực hiện như một phương pháp hỗ trợ
nhằm làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. Ngoài ra, phương pháp thống kê toán học được
sử dụng phân tích số liệu.
3.4. Xây dựng thang đo
Mặt làm chủ bản thân trong NLCXXH của SV DTTS Trường ĐHTN được
khảo sát dựa trên 2 nhóm câu hỏi: Nhóm A bao gồm các câu hỏi tự đánh giá về biểu
hiện làm chủ bản thân của SV (thang đo tương ứng từ 1 đến 5); nhóm B bao gồm câu
hỏi đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực làm chủ bản thân của SV (thang đo
tương ứng từ 1 đến 3). Thang đo có độ tin cậy là 0,936.
Kết quả khảo sát thu được từ các câu hỏi ở cả 2 nhóm được quy đổi thành thang
mức độ tương ứng như sau:
Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5
Nhóm (Rất thấp) (Thấp) (Trung (Cao) (Rất cao)
bình)
Nhóm A 1,00 1,80 2,60 3,39 3,40 4,19 4,20 5,00
1,79 2,59
Nhóm B 1,001,39 1,401,79 1,802,19 2,202,59 2,603,00
Bảng 2: Phân chia mức độ năng lực làm chủ bản thân của SV.
4. Kết quả nghiên cứu
4.1. Kết quả năng lực làm chủ bản thân của SV DTTS Trường ĐHTN
Qua khảo sát, kết quả thực trạng làm chủ bản thân của SV DTTS Trường
ĐHTN được phân tích trên thang đo Linkert 5 mức độ được xác lập cụ thể với từng
mức độ và thứ hạng của từng biểu hiện như sau: