Page 108 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 108
103
Thứ ba, Nhà trường cần tạo thời gian và không gian thuận lợi cho sinh viên tham
gia các hoạt động ngoại khóa như các hoạt động rèn luyện kỹ năng mềm, các hoạt động
thể thao ngoại khóa, các hoạt động Đoàn, Hội cùng thu hút sinh viên tham gia nhằm hạn
chế sinh viên chơi Game, xem phim...
3. Kết luận
Hiện nay, đào tạo theo tín chỉ yêu cầu sinh viên ngành giáo dục thể chất phải có
tính chủ động rất cao, việc tự học của sinh viên là yêu cầu bắt buộc và có vai trò lớn
trong việc nâng cao kết quả học tập của sinh viên. Về mặt lý luận, để quá trình dạy học
chất lượng và hiệu quả, hình thành và phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh
viên thì hoạt động tự học có ý nghĩa quan, khâu then chốt để tạo ra nội lực nhằm mang
lại sự thành công trong việc nâng cao chất lượng học tập. Những lý do khiến cho việc tự
học của sinh viên ngành Giáo dục thể chất trường Đại học Tây Nguyên không đạt hiệu
quả như mong muốn như: ảnh hưởng của môi trường xung quanh, tình trạng mất tập
trung trong tự học, ảnh hưởng từ các phương tiện giải trí, internet, phim ảnh, mạng xã
hội, sinh viên chưa dành thời gian đúng mức cho việc tự học... Do đó, việc vận dụng các
biện pháp một cách đồng bộ, phù hợp góp phần nâng cao chất lượng tự học của sinh viên
ngành Giáo dục thể chất nói riêng, sinh vên trường Đại học Tây Nguyên nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quyết định số 43/2007/QĐBGD&ĐT ngày
15/8/2007 về Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín
chỉ, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Thông tư số 57/2012/TTBGDĐT ngày 27/12/2012
về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính
quy theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT
ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016). Dạy học tích cực - Một số phương pháp và kĩ thuật
dạy học, NXB. Đại học Sư phạm
4. Trần Minh Hằng (2011), Tự học và yếu tố tâm lý cơ bản trong tự học của sinh viên sư
phạm. NXB. Giáo dục Việt Nam.