Page 113 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 113

108

                 2.6. Tình hình sức khỏe, thể chất của SV
                    2.6.1. Tình hình sức khỏe, thể chất của SV nói chung. Theo tài liệu của các nhà
            chuyên môn, hiện nay sức khỏe, thể chất của SV trong các trường đại học đã khá hơn
            nhiều so với kết quả điều tra trước nay.

                    Chỉ số công năng tim (liên quan đến chức năng tim mạch), chỉ số Quetelet, BMI ở
            mọi lứa tuổi của ta so với chuẩn quốc tế đều chỉ xếp vào loại dưới trung bình và trung
            bình. Kết quả đánh giá phát triển các test tố chất thể lực cho thấy SV hiện nay có trình độ
            thể lực chung tốt hơn trước đây: Nằm sấp co duỗi tay ở nữ SV (1998), đạt từ 8-13 lần, cao
            hơn hẳn năm 1993; lúc đó nữ SV chỉ đạt từ 4- 7 lần. Theo tác giả Nghiêm Xuân Thúc
            (1998), đánh giá thực trạng thể lực SV Trường Đại học Bách khoa Hà Nội theo tiêu chuẩn

            rèn luyện thân thể của Bộ GD&ĐT đã đưa ra kết luận số SV đạt tiêu chuẩn đánh giá sức
            mạnh rất cao: bật xa ở nam đạt 92%, nữ đạt 91.1%, ở nam co tay xà đơn đạt 72.5%; nằm
            sấp co duỗi tay nữ đạt 70%. Qua các số liệu trên cho thấy, thể chất của SV Việt Nam gần
            đây có sự gia tăng so với các năm trước. Điều này đã phản ánh thực tế đời sống kinh tế ổn
            định, các điều kiện khác được cải thiện và quá trình GDTC đúng hướng ở các trường đại
            học, cao đẳng. Tuy vậy, người Việt Nam vốn đã thấp bé lại trải qua nhiều năm chiến tranh,
            do đó thể chất dù có gia tăng trong những năm gần đây vẫn thấp hơn các nước trong khu
            vực cùng lứa tuổi.

                    Qua phân tích, so sánh tình hình sức khỏe, thể chất của SV ta thấy, sức khỏe, thể
            chất của SV tuy có tiến bộ hơn trước, song vẫn ở mức thấp, chưa đạt yêu cầu đặt ra, đặc
            biệt trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Năng lực thể lực của SV ở
            dạng tiềm ẩn, chưa có biện pháp thích hợp để phát huy sự nỗ lực thể chất nhằm nâng cao
            trình độ thể lực chung cho các em.
                    2.6.2. Tình hình về sự biến đổi một số chỉ số hình thái, chức năng sinh lý và thể

            lực của SV ngành GDTC khóa 14 Trường Đại học Tây Nguyên sau một năm tập luyện:
            Các chỉ số qua 2 đợt kiểm tra SV chuyên ngành GDTC khóa 14, năm thứ nhất cho thấy:
                    a. Hình thái: Kết quả tính cho thấy, nhìn chung các chỉ số về hình thái của SV
            qua một năm tập luyện đều có sự tăng tiến cụ thể như sau:
                    Chiều cao đứng: Chỉ số này tăng trưởng theo sự phát triển lứa tuổi, chỉ số này
            càng cao càng thuận lợi cho SV phát triển sau này. Sau một năm tập luyện cả nam và

            nữ (Nam: Đầu kì I chiều cao trung bình là 169.883.98cm. Cuối kì II chiều cao trung
            bình là 171.093.66cm. Sau một năm chiều cao có tăng lên đáng kể sự khác biệt này có
            nghĩa  với t   =  12.97 >  t bảng  ở  ngưỡng  xác  xuất  p<0.05;  Nữ:  Đầu  kì  I  trung  bình  là
                        tính
            161,634.90cm.  Cuối  kì  II:  chiều  cao  trung  bình  là  163.004.96cm.  Sau  một  năm

            chiều cao của nữ cũng có tăng lên sự khác biệt này có ý nghĩa với t  = 4.92 > t         bảng  ở
                                                                                      tính
            ngưỡng xác xuất p<0.05), nhìn chung SV ngành GDTC khóa 14 đều đạt từ 165cm với
            nam và 155cm đối với nữ trở lên. Điều này phù hợp với thực tế vì chỉ số thể hình khi
            đầu vào của ngành GDTC, Trường Đại học Tây Nguyên đối với nam là 165cm, đối với
            nữ là 155cm.
                    Cân  nặng:  Sau  một  năm  tập  luyện  cho  thấy,  nam  (đầu  kì  I:  trung  bình  là
            64.067.01kg. Cuối kì II: trung bình là 62.275.50kg. Sự sai khác về cân nặng sau một
   108   109   110   111   112   113   114   115   116   117   118