Page 112 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 112

107

               và khối lượng cơ thể. Tỉ lệ của cơ thể - tỉ lệ các kích thước từng phần của cơ thể (mình, chân,
               tay).
                       2.4.2. Yếu tố chức năng sinh lí: Các yếu tố chức năng sinh lý qui định khả năng
               hoạt động thể lực của cơ thể. Khả năng chức phận của các cơ quan trong cơ thể là năng lực

               tiềm ẩn của mỗi con người, được phát triển, hoàn thiện nhờ quá trình giáo dục, rèn luyện
               và bộc lộ ra bên ngoài bằng tố chất thể lực và năng lực vận động. Những biến đổi thích
               nghi diễn ra bên trong cơ thể, dưới tác động của lượng vận động, nhờ hoàn thiện sự điều
               khiển và phối hợp vận động giữa các hệ chức năng, trên cơ sở biến đổi sâu sắc về cấu trúc,
               chức phận và sinh hóa bên trong cơ thể. Mức độ thích nghi của cơ thể với các hoạt động
               vận động cụ thể nào đó trong quá trình GDTC sẽ thúc đẩy quá trình phát triển, hoàn thiện

               thể lực và tạo nên trình độ thể lực [6]. Các thông số đánh giá chức năng của cơ thể con
               người thường dùng là: huyết áp, mạch đập, công năng tim, dung tích sống,...
                       2.4.3.Yếu tố chức năng vận động. Chức năng vận động là biểu hiện của khả năng
               hoạt động vận động cụ thể của con người, khả năng hoạt động vận động được hình thành
               và phát triển thông qua con đường tập luyện.
                       Chức năng vận động được biểu hiện qua năng lực vận động và các tố chất thể lực
               như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo và khả năng phối hợp vận động (khéo léo).
                       Các test đánh giá năng lực vận động thường được sử dụng: Các test đánh giá sức

               mạnh: bật xa tại chỗ, bật cao tại chỗ, kéo tay xà đơn, lực bóp tay, nằm sấp chống đẩy,...;
               Các test đánh giá sức nhanh; Các test đánh giá sức bền; Các test đánh giá độ mềm dẻo:
               dẻo gập thân, xoạc ngang, xoạc dọc, dẻo vai,...; Các test đánh giá khả năng phối hợp vận
               động: di chuyển nhặt bóng, chạy con thoi, chạy lượn vòng, chạy zích - zắc,...
                       2.5. Tác dụng của tập luyện TDTT với sức khoẻ cơ thể
                       Đối với hệ vận động, tập luyện TDTT làm cho  cấu tạo cơ xương dày lên, khả

               năng chịu lực của xương tốt hơn.
                       Đối với hệ hô hấp, tập luyện TDTT làm cho cơ hô hấp được phát triển dần, có lực,
               có  sức  bền,  có  thể  chịu  đựng  với  lượng  vận  động  lớn,  dung  tích  sống  tăng  lên,  tăng
               cường hấp thụ Oxy và thải CO  tăng cường độ sâu hô hấp.
                                               2,
                       Đối với hệ tuần hoàn tập luyện TDTT làm tăng cường tính vận động của tim, tần
               số mạch giảm và chậm khi yên tĩnh, “Tiết kiệm hóa” trong làm việc của tim. Khi hoạt
               động kịch liệt, chức năng của tim có thể đạt tới trình độ cao.

                       Ngoài ra, tập luyện TDTT còn ảnh hưởng tốt đối với hệ thống thần kinh, hệ tiêu
               hóa và một số cơ quan khác trong cơ thể.
   107   108   109   110   111   112   113   114   115   116   117