Page 116 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 116

111

                       b. Về chỉ số cân nặng: Với nam (đầu kì I chỉ số trung bình cân nặng là 64.06kg và
               sau một năm là 62.27kg), với nữ (Ở đầu kì I chỉ số trung bình cân nặng là 51.25kg và sau
               một năm là 50.13kg). Đối chiếu với sự tăng trưởng theo từng thời kì của thể chất người
               Việt Nam qua các công trình nghiên cứu từ 6-20 tuổi về cân nặng cho thấy cân nặng của

               SV ngành GDTC khóa 14 cao hơn.
                       c. Về chỉ số BMI Index: Với Nam (ở đầu kì I chỉ số BMI Index trung bình là 22.15,
               sau một năm là 21.23), với nữ (ở đầu kì I chỉ số BMI Index trung bình là 19.56, sau một
               năm là 18.81). Đối chiếu với bảng đánh giá theo chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
               và  dành  riêng  cho  người  châu  Á  (IDI&WPRO)  thì  chỉ  số  BMI  Index  của  SV  ngành
               GDTC khóa 14 nằm trong phân loại bình thường 18.5-22.9.

                       Qua kết quả đánh giá sự phát triển về thể lực ở SV ngành GDTC khóa 14 Trường Đại
               học Tây Nguyên cho biết, sau một năm tập luyện cả 4 test thể lực đều có sự tăng trưởng.
                       3. Kết luận
                    SV các trường đại học nói chung, SV chuyên ngành GDTC nói riêng là lực lượng trí
               thức đóng vai trò quan trọng đối với sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất nước. Phát triển thể
               chất của đối tượng này cần được quan tâm đúng mức của ngành Giáo dục và Đào tạo.
               Việc nghiên cứu về sự biến đổi một số chỉ số về hình thái, chức năng sinh lý và thể lực
               của SV là rất cấp bách. Bài viết nêu lên chỉ số đánh giá hình thái, chức năng, thể lực cho

               SV ngành GDTC khóa 14 Trường Đại học Tây Nguyên, bao gồm: Hình thái (chiều cao
               đứng,  cân  nặng,  BMI),  chức  năng  (VO max,  dung  tích  sống,  công  năng  tim),  thể  lực
                                                          2
               (nằm ngửa gập bụng 30s, chạy 30m xuất phát cao, bật xa tại chỗ, cooper test). Từ đó,
               đánh giá sự biến đổi một số chỉ số hình thái, chức năng sinh lý và thể lực của SV ngành
               GDTC khóa 14 sau một năm tập luyện, các chỉ số và test đều tăng lên có ý nghĩa thống
               kê và đều cao hơn so với tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT. Bài báo cũng khẳng định việc rèn

               luyện và học tập các môn thể thao trong chương trình của nhà trường đã cải thiện thể
               chất của SV.
               ______________
               Tài liệu tham khảo
               1. Aulic. IV.,  Đánh giá trình độ tập luyện thể thao, NXB Thể dục thể thao, Hà  Nội,
               1982.
               2. Dương Nghiệp Chí, Đo lường thể thao, NXB Thể dục thể thao, Hà Nội, 2004.

               3. Dƣơng Nghiệp Chí, Điều tra tình trạng thể chất và xây dựng tiêu hệ thống tiêu chuẩn
               thể lực chung người Việt Nam từ 21-60 tuổi, NXB Thể dục thể thao, Hà Nội, 2005.
               4. Daxuoroxki V.M., Các tố chất thể lực của vận động viên, NXB Thể dục thể thao, Hà Nội,
               1978.
               5. Lê Quý Phượng, Dinh dưỡng thể thao, NXB Thể dục thể thao, Hà Nội, 2007.
               6. Trịnh Hùng Thanh, Lê Nguyệt Nga, Trịnh Trung Hiếu, Sinh lý và huấn luyện thể thao,

               NXB Thể dục thể thao, Hà Nội, 1998.
               7. Trịnh Hùng Thanh, Lê Nguyệt Nga, Cơ sở sinh học và phát triển tài năng thể thao,
               NXB Thể dục thể thao, Hà Nội, 1993.
               8. Lâm Quang Thành, Nguyễn Thành Lâm, Đo lường thể thao, Trường Đại học Thể dục
               thể thao TP. Hồ Chí Minh, 2005.
   111   112   113   114   115   116   117   118   119   120   121