Page 119 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 119

114


               1. ĐẶT VẤN ĐỀ
                     Trong xu thế hội nhập và phát triển như hiện nay, người giảng viên không chỉ là
               người giỏi về chuyên môn, vững về nghiệp vụ mà còn là người định hướng giá trị cho

               sinh viên (SV), cho thế hệ trẻ. Mục tiêu của giáo dục giá trị sống (GDGTS) là giúp sinh
               viên nhận thức đúng đắn về các giá trị, như: hòa bình, tôn trọng, yêu thương, khoan dung,
               trách  nhiệm,  đoàn  kết…  giúp  mỗi  người  có  cơ  hội  được  trải  nghiệm  các  giá  trị  sống
               (GTS)  và  thay  đổi  hành  vi  tích  cực  cho  bản  thân  và  cho  cộng  đồng.  Nói  cách  khác,
               GDGTS giúp SV phát triển năng lực của bản thân và xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.
                     GDGTS cho sinh viên trường Đại học Tây Nguyên (ĐHTN) càng có ý nghĩa đặc
               biệt hơn trong giai đoạn hiện nay, khi môi trường học đường đang phải đối diện với rất
               nhiều vấn đề, như: bạo lực học đường, các tệ nạn xã hội, áp lực cuộc sống, mất định

               hướng trong cuộc sống, lối sống buông thả, thiếu ý thức với các vấn đề có tính cộng
               đồng… Cụ thể số SV vi phạm quy chế thi bị xử lý kỉ luật trong năm học 2018 - 2019 là
               204 SV. Trong đó: 14 SV bị nhắc nhở; 21 SV bị khiển trách; 155 SV bị cảnh cáo; 14 SV
               bị đình chỉ. Chính vì vậy, việc cung cấp các tri thức GTS sẽ góp phần giúp SV phòng
               ngừa, ngăn chặn, giải quyết các tình trạng đáng báo động đó, đồng thời thúc đẩy sự hoàn
               thiện nhân cách của các nhà trí thức trong tương lai, xây dựng động lực phấn đấu tích cực

               cho nghề nghiệp, từ đó góp phần  nâng cao  chất lượng giáo  dục toàn diện của trường
               ĐHTN.
               2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
               2.1. Nội dung nghiên cứu
                     - Xác định tầm quan trọng và các nhân tố ảnh hưởng đến việc GDGTS cho sinh viên.
                     - Xác định các GTS cần giáo dục cho sinh viên.
                     - Đề xuất một số biên pháp tổ chức GDGTS cho sinh viên trường ĐHTN.

               2.2. Phương pháp nghiên cứu
                     Nghiên cứu 560 sinh viên năm thứ ba tại trường Đại học Tây Nguyên.
                     Phương pháp được sử dụng là phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp tổng
               hợp - so sánh nhằm làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu về mặt lí luận.
                     Phương pháp điều tra, phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu, nhằm làm rõ
               thực trạng việc GDGTS sinh viên hiện nay.
   114   115   116   117   118   119   120   121   122   123   124