Page 122 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 122

117


               khám phá và phát triển các giá trị sống, chương trình đã xây dựng hai quá trình hỗ trợ
               song song. Thứ nhất là tạo ra bầu không khí lấy giá trị làm nền tảng, thứ hai là thực hiện
               các hoạt động giá trị (1, tr.22). Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra các phương pháp và kỹ

               thuật giáo dục giá trị sống được thể hiện thông qua các phương pháp đa dạng như: thảo
               luận, trò chơi, đóng vai, bản đồ tư duy, hoạt động nghệ thuật.
                     Qua phân tích có thể thấy sự đa dạng của giáo dục giá trị từ cách tiếp cận, nội dung
               giáo dục giá trị, phương pháp và con đường giáo dục giá trị. Tiếp cận các hoạt động
               GDGTS mang tính trải nghiệm và các phương pháp thực hành giúp sinh viên có điều kiện
               khám phá và phát triển 12 giá trị căn bản của cá nhân theo UNESCO bao gồm:  (Hòa
               bình, Tôn trọng, Yêu thương, Khoan dung, Trung thực, Khiêm tốn, Hợp tác, Hạnh phúc,
               Trách nhiệm, Giản dị, Tự do, Đoàn kết) của Chương trình GDGTS (LVEP), chúng tôi đã

               tiến hành nghiên cứu trên 560 sinh viên khóa 2017 ở các khoa, như: Khoa Sư phạm, Khoa
               KHTN & CN, Khoa Ngoại ngữ, Khoa Lý luận chính trị, Khoa Y Dược, Khoa Nông Lâm
               nghiệp, Khoa Kinh tế, Khoa Chăn nuôi Thú y của trường Đại học Tây Nguyên, để tìm hiểu
               nhận thức của SV về tầm quan trọng của GDGTS đối với sự phát triển nhân cách và cuộc
               sống của SV. Nội dung GDGTS, phương pháp GDGTS, hình thức tổ chức GDGTS, các
               nguyên nhân ảnh hưởng đến GDGTS… phương pháp nghiên cứu chủ yếu là điều tra bằng

               bảng hỏi, phỏng vấn sâu. Kết quả thu được như sau:
                     a. Thực trạng nhận thức về vai trò GDGTS của SV. Qua nghiên cứu, điều tra và xử lý
               số liệu, kết quả thu được cụ thể như sau:
                                Bảng 1: Nhận thức của sinh viên về giáo dục giá trị sống
                                  Mức độ                          Số lƣợng                  Tỉ lệ
                   Rất quan trọng                                    340                   60,71

                   Quan trọng                                        215                   38,39
                   Bình thường                                        5                     0,89
                   Không quan trọng                                   0                       0

                     Kết quả ở bảng 1 chúng tôi nhận thấy, tỉ lệ SV đánh giá vai trò rất quan trọng của

               GDGTS  ở  mức  khá  cao  340/560  (60,71%);  cho  rằng  GDGTS  có  vai  trò  quan  trọng  là
               215/560 (38,39%); chỉ một tỉ lệ rất nhỏ 5/560 (0,89%) cho rằng GDGTS ảnh hưởng ở mức
               độ bình thường và không có SV nào cho rằng GDGTS không có vai trò quan trọng.
                     Xung quanh vấn đề vai trò của GDGTS đối với SV, khi chúng tôi tiến hành phỏng
               vấn: có 40,00% SV được hỏi cho rằng GDGTS giúp họ có thêm động cơ để hành động
               theo hướng tích cực; có 35,20% cho rằng GDGTS giúp SV phát triển toàn diện về các
               mặt: thể chất, tinh thần, cảm xúc và vai trò xã hội; có 16,30% đánh giá GDGTS giúp SV

               dễ dàng hòa nhập cộng đồng; có hai tỉ lệ tương đối thấp, đó là: GDGTS giúp gắn với giá
   117   118   119   120   121   122   123   124   125   126   127