Page 124 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 124

119


                     c. Thực trạng nhận thức về hình thức tổ chức GDGTS của SV trường ĐHTN. Căn cứ
               vào số liệu điều tra các hình thức tổ chức GDGTS được SV lựa chọn, chúng tôi có được kết
               quả cụ thể ở bảng 3 như sau:

                              Bảng 3: Nhận thức về hình thức tổ chức giáo dục giá trị sống
                                                                     Mức độ thực hiện
                   Hình thức tổ chức giáo dục
                                                   Thường xuyên        Thỉnh thoảng       Không bao giờ
                                                    SL        %         SL        %        SL        %
                                A                 240      42.86     295       52.68     25       4.46
                                B                 120      21.43     382       68.21     58       10.36

                                C                 340      60.71     190       33.93     30       5.36
                                D                 153      27.32     327       58.39     80       14.29
                                E                 102      18.21     393       70.18     65       11.61


                     Ghi chú: a. Các hoạt động tập thể; b. Các buổi tọa đàm; c. Các giờ học trên lớp thông
               qua các môn học; d. Các giờ học của các trung tâm GDGTS; e. Các câu lạc bộ của trường.
                     Kết quả ở bảng 3 cho thấy, hình thức tổ chức GDGTS được SV sử dụng thường xuyên
               nhất là: Các giờ học trên lớp thông qua các môn học là 340/560 (chiếm 60,71%); qua các
               hoạt động tập thể là  240/560 (chiếm 42,86%); thông qua các giờ học của các trung tâm
               GDGTS là 153/560 (chiếm 27,32%); các hình thức như qua các buổi tọa đàm, qua các câu
               lạc bộ của trường ít được SV lựa chọn. Nhìn chung các bạn SV đã lựa chọn các hình thức

               GDGTS có hiệu quả. Nội dung GDGTS đã được chuyển tải ít nhiều thông qua các môn
               chung khác của nhà trường, như: (Chính trị, Tâm lý học, Giáo dục học…). Tuy nhiên, môn
               GDGTS chưa được đưa vào nhà trường với tư cách là một môn học chính khóa. Vì vậy, việc
               thực hiện nội dung GDGTS chưa được thực hiện một cách khoa học và thống nhất.
                     d. Thực trạng nhận thức về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả GDGTS của SV trường
               ĐHTN. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả GDGTS ở mức độ khác nhau, trong đó,

               những yếu tố chủ quan như SV chưa thật sự quan tâm với vấn đề này chiếm tỉ lệ tương đối
               cao. Ngoài ra, các yếu tố mang tính khách quan như GDGTS là một vấn đề mới đối với
               giảng viên và SV trường ĐHTN, thời gian học tập bị hạn chế, đội ngũ giảng viên chưa được
               bồi dưỡng về kiến thức GDGTS một cách đồng bộ, chưa có nhiều thông tin, tài liệu về
               GDGTS, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các hoạt động GDGTS với các hoạt động phong
               trào của Đoàn Thanh niên, Hội SV…
   119   120   121   122   123   124   125   126   127   128   129