Page 129 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 129

124


               xúc tiếng Hán và tiếng Việt tạo nên hiện tượng song ngữ trong văn học với hai văn tự
               tương ứng là chữ Hán và chữ Nôm. Chúng tôi không đồng nhất “song ngữ” và “đa ngữ”
               như một số cách hiểu ở trên, bởi dựa vào cách hiểu đó sẽ khó phân biệt “hiện tượng song

               ngữ” trong văn học trung đại với tiếng Hán, tiếng Việt và “hiện tượng đa ngữ” trong văn
               học hiện đại (nửa cuối thế kỉ XIX đầu thế kỷ XX) với sự giao thoa của ba loại ngôn ngữ:
               tiếng Hán, tiếng Việt và tiếng Pháp.
                    2.3. Hiện tƣợng song ngữ trong diễn trình văn học trung đại các nƣớc Việt Nam,
               Korea và Nhật Bản
                    Hiện tượng song ngữ xuất hiện trong văn học các nước này không giống nhau. Quá
               trình vận động và phát triển của hiện tượng song ngữ của mỗi nước cũng khác nhau. Nhìn
               một cách khái quát, hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại các nướcViệt Nam,

               Korea và Nhật Bản tiến triển qua ba giai đoạn.
                    2.3.1. Hiện tượng song ngữ trong tiến trình văn học trung đại Việt Nam
                    Giai đoạn Sơ kỳ trung đại (từ thế kỉ X – XIV) là bước khởi đầu của hiện tượng song
               ngữ. Ở Việt Nam, sử sách ghi nhận việc sử dụng chữ Nôm vào sáng tác văn học vào thế
               kỷ XIII. Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục, “tháng tám, mùa thu năm Thiệu
               Bảo thứ tư đời Nhân Tông (1282) có con ngạc ngư lớn xuất hiện ở sông Phú Lương, vua

               sai quan Hình bộ thượng thư Nguyễn Thuyên viết bài văn vất xuống sông đuổi cá. Con cá
               bỏ đi, vua xem việc nầy giống sự tích Hàn Dũ ở Trung Quốc, nên ban lệnh đổi tên họ ông
               thành Hàn Thuyên. Ông có biệt tài  làm được thơ  phú bằng chữ  quốc ngữ, đặt ra Hàn
               luật” (11) . Cũng theo Dương Quảng Hàm thì Hàn luật chính là Đường luật ứng dụng vào
               Việt ngữ, và công Hàn Thuyên rất lớn, vì nhờ có ông áp dụng vào thơ phú chữ Nôm,
               nhiều người bắt chước theo ông, nên nền văn chương chữ Nôm được khởi đầu từ đây. Sử
               chép nhiều người đời Trần bắt chước Hàn Thuyên làm thơ phú quốc âm, gây thành phong

               trào làm thơ phú và viết văn bằng chữ Nôm. Từ đây, bên cạnh dòng văn học chữ Hán đã
               có từ thế kỷ X, văn học Việt Nam còn có dòng văn học được viết bằng ngôn ngữ dân tộc.
                    Ở phạm vi cả nền văn học là sự xuất hiện văn học chữ Nôm bên cạnh văn học chữ
               Hán. Ở phạm vi cá nhân tác giả là sáng tác của Trần Nhân Tông, Lí Đạo Tái (Huyền
               Quang), Mạc Đĩnh Chi. Các tác giả này, bên cạnh sáng tác bằng chữ Hán còn có các bài
               phú Nôm, như Trần Nhân Tông với Cư trần lạc đạo phú, Đắc thú lâm tuyền thành đạo

               ca, Lí Đạo Tái với Hoa Yên tự phú, Mạc Đĩnh Chi với Giáo tử phú. Theo Lã Nhâm Thìn,
               “hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam khởi đầu với thể phú - thể loại
               tiếp thu từ văn học Trung Quốc và thuộc thể loại văn học nghệ thuật”     (12) .
                    Giai đoạn trung kỳ trung đại (từ thế kỉ XV – XVII) ghi dấu bước đột khởi của hiện
               tượng  song  ngữ.  Ở  phạm vi cả nền văn học là sự xuất hiện nhiều sáng tác chữ Nôm
               phong phú về thể loại, bên cạnh các sáng tác chữ Hán. Ở phạm vi cá nhân là sáng tác của
               nhiều tác giả như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm,… Nếu bước khởi
   124   125   126   127   128   129   130   131   132   133   134