Page 130 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 130

125


               đầu của hiện tượng song ngữ ghi dấu mốc bằng thể phú - một thể loại văn học ngoại nhập
               thì bước đột khởi của hiện tượng song ngữ lại ghi dấu mốc bằng thể thơ Nôm Đường luật
               - một thể loại văn học dân tộc hóa, với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi. Ở giai đoạn thế

               kỉ XV – XVII, bên cạnh sự phong phú đa dạng của thể loại văn học chữ Hán là sự phong
               phú đa dạng của thể loại văn học chữ Nôm. Thơ Nôm Đường luật có các tập thơ Quốc âm
               thi tập của Nguyễn Trãi, Hồng Đức quốc âm thi tập của các tác giả thời Hồng Đức, Bạch
               Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm,… Phú có các giai tác như Phụng thành
               xuân  sắc  phú của  Nguyễn  Giản  Thanh, Tịch  cư  ninh  thể  phú,  Đại  Đồng  phong  cảnh
               phú của Nguyễn Hàng, Ngã Ba Hạc phú của Nguyễn Bá Lân… Thể vãn có Lâm tuyền
               vãn của Phùng Khắc Khoan, Ngọa Long cương vãn, Tư Dung vãn của Đào Duy Từ…
               Diễn ca lịch sử có Thiên Nam ngữ lục, Thiên Nam minh giám của tác giả khuyết danh.

               Điều đáng lưu ý ở bước đột khởi này: giữ vai trò quan trọng trong thành phần văn học
               Nôm là thể loại văn học dân tộc hóa như thơ Nôm Đường luật, hoặc những thể loại văn
               học dân tộc nội sinh như vãn, diễn ca lịch sử, truyện thơ, ngâm khúc và hát nói được viết
               bằng thể thơ dân tộc như lục bát, song thất lục bát.
                    Giai đoạn Hậu kỳ trung đại (từ thế kỉ XVIII – XIX) là bước nở rộ, đạt tới đỉnh cao rực rỡ
               của hiện tượng song ngữ. Ở phạm vi cả nền văn học là văn học chữ Hán và văn học chữ

               Nôm đều có những thành tựu lớn, kết tinh văn học đời trước, mẫu mực cho văn học đời sau.
               Ở phạm vi cá nhân tác giả là sáng tác của những tài năng lớn như Hồ Xuân Hương, Bà
               Huyện Thanh Quan, Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ…,
               đặc biệt là sáng tác của thiên tài văn học Nguyễn Du. Rất đáng lưu ý ở chặng cuối cùng của
               hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam là tác giả Nguyễn Khuyến. Có thể
               nói, Tam Nguyên Yên Đổ đã khép lại hiện tượng song ngữ một cách hết sức độc đáo với
               hàng chục thi phẩm do chính tác giả chuyển dịch từ chữ Hán sang chữ Nôm hoặc ngược lại

               từ Nôm sang Hán.
                    Ở bước nở rộ, ở giai đoạn đỉnh cao, hiện tượng song ngữ ghi dấu mốc rực rỡ ở thể
               loại văn học dân tộc nội sinh là ngâm khúc, truyện thơ, hát nói. Về ngâm khúc phải kể
               đến những tuyệt tác như Chinh phụ ngâm khúc - nguyên văn chữ Hán của Đặng Trần
               Côn,  diễn  Nôm  của  Đoàn  Thị  Điểm  (?),  Phan  Huy  Ích  (?), Cung  oán  ngâm  khúc của
               Nguyễn Gia Thiều… Về truyện thơ, đặt bên kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du là các

               tác phẩm Truyện Hoa Tiên của Nguyễn Huy Tự, Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình
               Chiểu… Về hát nói, phải kể đến những giai tác của Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát,
               Nguyễn Khuyến…
                    Đứng về phương diện thể loại văn học của hiện tượng song ngữ, “đến cuối thời kì
               văn học trung đại Việt Nam, hệ thống thể loại văn học như cỗ xe tam mã với sự đồng
               hành của cả thể loại văn học tiếp thu từ nước ngoài, thể loại văn học dân tộc hóa và thể
               loại văn học nội sinh” (13) . Tuy nhiên, dường như giữ vị trí ưu thắng ở giai đoạn này lại là
   125   126   127   128   129   130   131   132   133   134   135