Page 133 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 133

128


               người, nhất là về tình yêu, và cả những khát khao tính dục. Các nhà thơ tiêu biểu là: Kim
               Thiên Trạch/ Kim Chon-taek, Kim Thọ Trường/ Kim Su-jang và cả một số xuất thân từ
               ca kỹ - những “Kỹ sinh” theo cách gọi Triều Tiên. Tiểu thuyết chữ Hán Hậu kỳ trung đại

               có những thay đổi quan trọng. Chịu ảnh hưởng của tư tưởng thực học (sirhak), tiểu thuyết
               chữ Hán tăng cường tính hiện thực, sử dụng loại Hán văn giản dị, hướng vào việc phê
               phán  tính  chất  ăn  bám  của  tầng  lớp  “Lưỡng  ban”,  tiêu  biểu  là  các  Truyện Hứa  Sinh
               truyện, Hổ Sất Lưỡng ban truyện, Mẫn Ông truyện của Phác Chi Nguyên/ Pak Chi-won.
               Tiểu thuyết viết bằng chữ Hangưl xuất hiện từ cuối thời Trung kỳ trung đại với tác phẩm
               đầu  tiên  là Hồng  Cát  Đồng  truyện (Hong  Kil-tong  chon)  của  Hứa  Quân/ Huh
               Gyun (1569-1618) và tác phẩm gây được tiếng vang lớn là tiểu thuyết thần tiên Cửu vân
               mộng của  Kim  Vạn  Trùng/  Kim  Man-jung  (1637-1692).  Tuy  nhiên  phải  đến  Hậu  kỳ

               trung đại thì tiểu thuyết bằng tiếng Hàn mới thực sự nở rộ: Tường Hoa Hồng Liên truyện,
               Thẩm Thanh truyện, Ngọc lâu mộng, Thục Hương truyện … Theo Đoàn Lê Giang, “tác
               phẩm được yêu thích nhất là tiểu thuyết kỹ nữ Xuân Hương truyện. Các truyện trên đều
               có chủ đề phê phán xã hội, phê phán sự kỳ thị giàu nghèo, sang hèn, ca ngợi tình yêu tự
               do. Văn học chữ Hàn Hậu kỳ trung đại của Korea chứng kiến sự lên ngôi của một thể loại
               văn học diễn xướng có tính chất đại chúng rõ nét là thể hát kể pansori, tức là “ca truyện”

               theo cách gọi của người Triều Tiên. Pansori là một loại truyện kể xen kẽ với thơ được
               ngâm kể kèm theo điệu bộ, tiêu biểu là các tác phẩm: Truyện nàng Xuân Hương (phỏng
               theo tiểu thuyết cùng tên), Truyện nàng Shim Cheong, Truyện Heung Boo v.v”        (15) .
                    2.3. Đặc điểm chung và riêng của hiện tƣợng song ngữ trong văn học trung đại
               các nƣớc khu vực văn hóa chữ Hán
                    2.3.1. Các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa chữ Hán đều có hiện tượng song tồn hai
               bộ phận văn học: bộ phận viết bằng Hán văn và bộ phận viết bằng ngôn ngữ dân tộc. Ở

               Việt Nam là văn học học viết bằng chữ Hán và văn học viết bằng chữ Nôm, ở Korea là
               văn học chữ Hán và văn học viết bằng chữ Y – Du và chữ Hàn (Han-gưl), trong văn học
               Nhật Bản là chữ Hán và chữ kana.
                    2.3.2. Hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại của Việt Nam, Korea và Nhật
               Bản là song ngữ bất bình đẳng. Ở Việt Nam, khi viết về những đề tài cao cả, tao nhã
               người ta thường dùng chữ Hán còn khi viết về những đề tài bình dị, đời thường thường

               dùng chữ Nôm. Trong khi đó ở Korea, Song ngữ trong văn học trung đại Korea cũng là
               song ngữ bất bình đẳng. Chữ Hán là văn tự chính thức còn chữ Hàn là Am - gưl (chữ
               phụ), chữ Hán là “chân thư” còn chữ Hàn là “ngạn văn” (chữ viết trong dân gian). “Chữ
               Hàn được sử dụng nhiều trong tiểu thuyết, ca từ, thư từ, nhật ký, tức những thứ được coi
               là giá trị thấp và không chính thức. Vì vậy văn học Korea có thể được chia ra thành văn
               học của tầng lớp trên, sáng tác bằng chữ Hán và của tầng lớp dưới bao gồm cả phụ nữ,
               sáng tác bằng chữ Hàn”    (16) . Văn học Nhật Bản, chữ kana lại để dành riêng cho phụ nữ,
   128   129   130   131   132   133   134   135   136   137   138