Page 128 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 128

123


                                                              (6)
               lập trong các mục đích giao tiếp nhất định” . Trong Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê
                                                                                                          (7)
               chủ biên, song ngữ là “hiện tượng sử dụng ngang nhau hai ngôn ngữ trong giao tiếp” .
               Tác giả Hoàng Quốc trong luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học cho rằng: “Khái niệm song ngữ,

               theo cách hiểu chung nhất, đó là hiện tượng một người có thể biết và sử dụng hai hoặc trên
                                                       (8)
               hai ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp” .
                    Trên đây là những định nghĩa về hiện tượng song ngữ ở cấp độ khái quát nhất, hay
               còn gọi là hiện tượng song ngữ xã hội. Nhưng hiện nay song ngữ không chỉ là một hiện
               tượng xã hội, mà còn là một hiện tượng tâm lí, bởi tâm lí có tác động đến sự hình thành
               hệ thống ngôn ngữ khác nhau ở mỗi cá nhân. Trong lĩnh vực ngôn ngữ, hiện tượng này đã
               được nghiên cứu ở nhiều khía cạnh như ngôn ngữ học lịch sử, xã hội – ngôn ngữ học, tâm
               lí ngôn ngữ học, thần kinh – ngôn ngữ học, sư phạm – ngôn ngữ học. Song ngữ trong văn

               học là một bộ phận của xã hội – ngôn ngữ học – lĩnh vực nghiên cứu sự tác động của hiện
               tượng song ngữ đến văn hóa – xã hội và việc bảo tồn bản sắc dân tộc. Việc cung cấp các
               định nghĩa ở cấp độ chung như trên sẽ mang đến cái nhìn rộng trước khi đi vào một khái
               niệm hẹp hơn. Chúng tôi đang muốn nói đến ở đây là khái niệm hiện tượng song ngữ
               trong văn học, cụ thể hơn nữa, trong văn học trung đại Việt Nam.

                    2.2. Hiện tƣợng song ngữ trong văn học
                    Trước hết phải khẳng định rằng, hiện tượng song ngữ tuy không còn xa lạ với giới
               nghiên cứu văn học nhưng không có nhiều người đưa ra một định nghĩa cụ thể về khái
               niệm này. Trong số ít ỏi đó, theo khảo sát của chúng tôi, hiện nay có thể hiểu “hiện tượng
               song ngữ” ở cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
                       Theo nghĩa hẹp, “hiện tượng song ngữ” là hiện tượng trong một nền văn học tồn
               tại hai (hoặc nhiều) thành phần được viết bằng những văn tự khác nhau. Có thể thấy cách
               định nghĩa này ở tác giả Đinh Thị Khang công trình như Giáo trình văn học trung đại

               Việt Nam. Theo bà, hiện tượng song ngữ là “việc văn học trung đại Việt Nam được viết
                                             (9)
               bằng chữ Hán và chữ Nôm” . Theo cách định nghĩa này, tác giả đã chú trọng vào văn tự
               - yếu tố quan trọng nhất tạo nên hiện tượng song ngữ văn học. Tuy nhiên văn tự chỉ là
               một bộ phận của ngôn ngữ nên khi nghiên cứu, chúng tôi đặt ra yêu cầu cần đi sâu hơn
               vào nội hàm khái niệm này.
                    Theo nghĩa rộng, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử cho rằng tính chất song ngữ không

               chỉ thể hiện ở hai bộ phận văn học Hán và Nôm tách biệt mà còn là “sự xâm nhập, pha
               trộn của văn Hán và Nôm”      (10) . Nghĩa là, ngay cả trong một tác phẩm cụ thể được viết
               bằng chữ Hán hoặc Nôm cũng đã tồn tại hiện tượng song ngữ.
                    Tựu trung lại, chúng tôi cho rằng hiện tượng song ngữ trong văn học, với đúng tính
               chất là sự tồn tại song hành của hai loại ngôn ngữ, được hiểu là hiện tượng văn học sử
               dụng hai loại văn tự và có sự kết hợp các yếu tố thuộc về văn hóa, văn học, ngôn ngữ nảy
               sinh trong quá trình tiếp xúc ngôn ngữ giữa hai quốc gia. Trong thời kì trung đại, sự tiếp
   123   124   125   126   127   128   129   130   131   132   133