Page 125 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 125

120


               4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
               4.1. Kết luận
                     Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhiều SV trường ĐHTN đã có nhận thức đúng đắn về vai

               trò của GDGTS đối với sự phát triển nhân cách của bản thân và bước đầu có những hiểu biết
               về nội dung các giá trị sống cơ bản nhưng chưa đầy đủ và sâu sắc, chỉ dừng lại ở cách hiểu
               mang tính cảm quan về nội dung các giá trị. Vì vậy, SV trường ĐHTN chưa nắm được cách
               thức để biểu hiện các giá trị này trong việc xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn trong quá
               trình học tập, rèn luyện và tu dưỡng bản thân. Trên thực tế, GDGTS chưa được thực hiện
               rộng rãi và có tính đồng bộ trong trường ĐHTN. Chính vì vậy, vấn đề GDGTS cần được
               quan tâm một cách sâu sắc hơn.

               4.2. Kiến nghị
                     Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi có một số kiến nghị như sau:
                     - Cần bổ sung giá trị sáng tạo vào hệ thống giá trị căn bản, để SV có thể tiếp nhận nội
               dung các giá trị sống hiệu quả hơn, có thể sắp xếp 12 giá trị cơ bản dựa theo mục đích học
               tập trên các trụ cột giáo dục của UNESCO đưa ra như sau:
                     + Học để làm: Gắn với các giá trị như: GT Trách nhiệm, GT Hợp tác, GT Sáng tạo;
                     + Học để khẳng định bản thân: Gắn với các giá trị như: GT Khiêm tốn, GT Giản dị, GT

               Tự do, GT Hạnh phúc;
                     + Học để chung sống: Gắn với các giá trị như: GT Hòa bình, GT Đoàn kết, GT Yêu
               thương, GT Khoan dung, GT Trung thực, GT Tôn trọng.
                     - Về phía nhà trường: Cần nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công
               tác GDGTS cho SV. Tổ chức các nghiên cứu, xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung và
               tiến tới tổ chức đồng bộ và thường xuyên GDGTS cho SV. Phát huy vai trò của Đoàn thanh
               niên, Hội SV trong việc tổ chức các hoạt động GDGTS.

                     - Về phía giảng viên: Luôn luôn tu dưỡng về đạo đức để trở thành một tấm gương sáng.
               Tích cực tìm hiểu về GDGTS và lồng ghép vào các bài học, môn học.
                     - Về phía sinh viên: Cần nhận thức đúng về vai trò của GDGTS đối với bản thân, có ý
               chí trong việc biến giá trị sống được học thành giá trị nội tại của bản thân và thể hiện bằng
               nhiều hành động tích cực theo những giá trị đó.
                AWARENESS OF TAY NGUYEN UNIVERSITY STUDENTS 'LIVING VALUES

                                                      EDUCATION
                                                       SUMMARY
                     Living values education goals are to help learners properly realize their values and
               to provide each of them with opportunity  to experience living  values, change positive
               behaviors  for  themselves  and  for  community.  Living  values  education  helps  students
               develop their own capabilities and builds a better society. The research initially assessed
               awareness and attitude of Tay Nguyen University students‟ living values education, such
   120   121   122   123   124   125   126   127   128   129   130