Page 120 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 120

115


               3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
               3.1. Khái quát về GDGTS
                     Vấn đề giáo dục giá trị nói chung và GDGTS nói riêng được các nước chú ý từ

               trước. Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, một số nước đã có chương trình, tổ chức
               chuyên trách về giáo dục giá trị. Tháng 8/1996 tại trụ sở UNICEF hơn 20 nhà giáo dục
               trên khắp 5 châu lục đã được mời hội thảo về Chương trình GDGTS (LVEP). Đến tháng
               8/2008 Chương trình LVEP đã được phổ biến trên 8.000 địa điểm thuộc 80 quốc gia khác
               nhau trên thế giới nhằm chia sẻ các giá trị cho một thế giới ngày một tốt đẹp hơn.
                     Ở Việt Nam, GDGTS còn là một vấn đề khá mới mẻ. Tuy nhiên, trong vài năm gần
               đây, việc đưa nội dung GDGTS vào nhà trường đã được các nhà quản lý giáo dục quan
               tâm hơn và đã có một số công trình nghiên cứu sâu về GDGTS cho sinh viên.

                     Về mặt khái niệm GDGTS, ở lĩnh vực giáo dục, chúng tôi cho rằng: GDGTS là quá
               trình nhà giáo dục tác động, kích thích, hướng dẫn người được giáo dục, giúp họ tự nhận
               thức, có thái độ trân trọng và tích cực thể hiện những giá trị của bản thân - khách thể của
               hoạt động GTS và chủ thể của hoạt động tự GDGTS.
               3.2. Nghiên cứu bước đầu về GDGTS
                     Nội dung giáo dục giá trị ở các quốc gia hiện nay rất đa dạng. Bởi giáo dục giá trị

               thường được dựa trên với sự phát triển truyền thống, văn hóa, con người, điều kiện kinh
               tế - chính trị của quốc gia đó. Có thể khái quát nội dung giáo dục giá trị của một số quốc
               gia như sau:
                     Ở Mỹ, trong bài nghiên cứu: “Giáo dục giá trị ở các trường trung học của Hoa Kỳ”
               tác giả Tittus Dale.N (7). Tác giả đã khái lược lịch sử giáo dục giá trị ở các trường công.
               Giáo dục giá trị ở các nhà trường tập trung vào các giá trị cơ bản như: yêu thương, can
               đảm, lịch sự, công bằng, lương thiện, tử tế, trung thực, kiên trì, lòng kính trọng, trách

               nhiệm. Xu hướng và chiến lược giáo dục giá trị ở Hoa Kỳ hiện nay. tập trung vào những
               điểm như: (1) Giáo dục con người toàn diện tập trung vào tri thức, hành vi và tình cảm.
               (2) Giới thiệu các tấm gương để học sinh suy nghĩ các giá trị của họ. (3) Sử dụng các tài
               liệu thích hợp. (4) Giáo viên tiếp xúc với học sinh một cách trong sáng, chân thành, tin
               tưởng tất cả các em học sinh sẽ tiến bộ. (5)Tôn trọng các em chú ý ngôn ngữ nói với các
               em. (6) Xây dựng không khí hòa thuận, giải quyết ổn thỏa các xích mích nội bộ. (7) Kịp

               thời khuyến khích, khen ngợi các việc làm tốt. (8) Luôn chỉnh đốn và sửa sai lầm. (9) Tổ
               chức hợp tác cùng nhau làm một số việc, tham gia công tác xã hội. (10) Phối hợp nhà
               trường, gia đình, xã hội. (11) Dạy dỗ chứ không thuyết giáo.
                     Trong các nhà trường ở Australia, các giá trị đưa vào trường học, hướng dẫn các
               nguyên tắc, phương pháp để hỗ trợ các trường học trong việc thực hiện giáo dục giá trị.
               Có 9 giá trị được đưa vào nhà trường đó là: biết quan tâm và thương người; làm tốt công
               việc của mình; công bằng; tự do; trung thực và tin cậy; chính trực; tôn trọng; trách nhiệm;
   115   116   117   118   119   120   121   122   123   124   125