Page 127 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 127

122


                HIỆN TƢỢNG SONG NGỮ TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI CÁC NƢỚC VIỆT
                           NAM, KOREA VÀ NHẬT BẢN DƢỚI GÓC NHÌN SO SÁNH


                                                                                               TS. Nông Văn Ngoan

                    1.  Hiện  tượng  song  ngữ  trong  văn  học  là  hiện  tượng  sử  dụng  một  ngôn  ngữ  vay
               mượn từ nước ngoài bên cạnh ngôn ngữ bản địa trong việc sáng tác văn chương. Đây là
               một hiện tượng khá phổ biến của văn học trung đại nhiều nước trên thế giới. Theo Trần
               Đình Sử: “Ở các nước phương Tây văn học tiếng Latinh tồn tại phổ biến như một thứ
               tiếng quốc tế được nhiều quốc gia thừa nhận, bên cạnh đó mỗi nước có văn học phương
               ngôn dạng viết hay truyền miệng (Pháp, Ý, Anh, Đức…). Ở phương Đông, tiếng Hán,

               đúng hơn chữ Hán đóng vai trò tương tự trong các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Triều
                                                                          (1)
               Tiên, Việt Nam, bên cạnh thứ chữ riêng của mỗi nước” . Trong khi đó, khái niệm “Khu
               vực văn hóa chữ Hán” được sử dụng rộng rãi để chỉ khu vực gồm các nước chịu ảnh
               hưởng văn hóa Trung Hoa từ sớm và lâu dài như Việt Nam, bán đảo Korea (Triều Tiên -
               Korea) và Nhật Bản. Trong bài viết này chúng tôi trình bày về hiện tượng song ngữ trong
               văn học trung đại các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa chữ Hán theo kiểu so sánh loại

               hình.
                    2.1. Về khái niệm song ngữ
                    Song ngữ là hiện tượng khá phổ biến, nhất là ở thời trung đại. Khái niệm này được
               đề cập đến trong khá nhiều tài liệu, chúng tôi chỉ xin đưa ra những cách định nghĩa của
               những tác giả tiêu biểu trong Ngôn ngữ học.
                    Tác giả Diệp Quang Ban định nghĩa về hiện tượng song ngữ như sau: “Song ngữ
               (bilingualism): Trong xã hội học, hiện tượng sử dụng hai (hay hơn hai) ngôn ngữ ở một
                                                                                                        (2)
               cá nhân hay ở một cộng đồng ngôn ngữ, có khi cũng gọi là đa ngữ (multilingualism)” .
                    Tác giả Nguyễn Như Ý định nghĩa trong Đại từ điển Tiếng Việt về song ngữ “(Hiện
                                                                                               (3)
               tượng, trạng thái) được sử dụng ngang nhau hai ngôn ngữ trong giao tiếp” . Trong Từ
               điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, cũng khái niệm này tác giả định nghĩa là: “Sự
               tinh thông hoàn hảo như nhau hai ngôn ngữ, sự nắm vững hai ngôn ngữ được sử dụng
                                                                                                          (4)
               trong những điều kiện giao tiếp khác nhau, như ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ văn học” .
               Tác giả cũng dẫn ra trong cuốn từ điển hai cách định nghĩa khác. Cách thứ nhất, theo
               Phan Ngọc, hiện tượng song ngữ có được khi “một người mà tiếng mẹ đẻ là A, nhờ biết ít
               nhiều một ngôn ngữ B nên có thể trao đổi với một tộc người khác chỉ nói ngôn ngữ B.
               Nhờ biết được hai ngôn ngữ như vậy cho nên anh ta được gọi là một người song ngữ và
                                                                  (5)
               sự giao tiếp của anh ta là sự giao tiếp song ngữ” . Cách thứ hai là của tập thể các tác giả
               cuốn Ngôn ngữ học: khuynh hướng, lĩnh vực, khái niệm: “Song ngữ (bilinguisme) là hiện
               tượng một người hay một nhóm người nắm và sử dụng được hai hệ thống ngôn ngữ độc
   122   123   124   125   126   127   128   129   130   131   132