Page 131 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 131

126


               sáng tác văn học chữ Nôm với các thể loại văn học dân tộc hóa và thể loại văn học dân
               tộc nội sinh.
                    2.3.2. Hiện tượng song ngữ trong tiến trình văn học trung đại Nhật Bản

                     Trong khi đó, hiện tượng song ngữ trong văn học Nhật Bản xuất hiện sớm hơn ở
               Việt Nam. Từ thời Nara (thế kỷ VIII), văn học Nhật Bản đã có hai dòng chính: Thứ nhất
               là dòng văn học khẳng định độc lập dân tộc, khẳng định giá trị và bản sắc văn hóa Nhật
               Bản viết bằng chữ kana; Thứ hai là là dòng văn học viết về vẻ đẹp thiên nhiên và đời
               sống,  tâm  lý  của  người  Nhật,  nhất  là  tầng  lớp  quý  tộc  cung  đình  viết  bằng  chữ  Hán.
               Thành tựu của văn học chữ Hán rất rực rỡ, có thể kể ra đây một số tác phẩm tiêu biểu: Cổ
               sự ký (Kojiki), Nhật Bản thư kỷ (Nihonshoki), Vạn diệp tập (Manyôshù), các tập thơ chữ
               Hán: Hoài phong tảo (Kaifùsô) do Oumi no Mifune tuyển, hoàn thành vào giữa thế kỷ

               VIII; Lăng vân tập (Ryôunshù) do nhóm Minemori tuyển, hoàn thành vào đầu thế kỷ thứ
               IX…
                    Hiện tượng song ngữ trong văn học trung kỳ trung đại ở Nhật Bản chứng kiến sự
               thắng thế của văn học sáng tác bằng chữ Hán, nhất là ở thể loại “truyện quân ký” (gunki
               monogatari/ quân ký vật ngữ), có thể coi nó như những anh hùng ca chiến trận, rất được
               võ  sĩ  và  thứ  dân  yêu  thích,  như: Bình  gia  vật  ngữ (Heike  monogatari), Bình  Trị  vật

               ngữ (Heiji monogatari), Thái bình ký (Taiheiki)…
                    Trong khi đó, văn học Hậu kỳ trung đại Nhật Bản là một giai đoạn phát triển rực rỡ
               của văn chương viết bằng chữ kana, ngôn ngữ của xứ sở này. Về thơ ca, thành tựu rực rỡ
               nhất là thơ haiku (hai-kư) với các tên tuổi bất hủ của các haijin (bài nhân/ nhà thơ haiku):
               Matsuo Basho/ Tùng Vĩ Ba Tiêu, Yosa Buson/ Dữ Tạ Vu Thôn, Kobayashi Issa/ Tiểu
               Lâm Nhất Trà.
                    Về tiểu thuyết, nổi bật nhất là thể loại “vật ngữ” viết về cuộc sống của thị dân. Tác

               gia tiêu biểu nhất là Ihara Saikaku/ Tỉnh Nguyên Tây Hạc, tác giả của một loạt tiểu thuyết
               “phù thế” đa tình: Hiếu sắc nhất đại nam (Một chàng trai đa tình), Hiếu sắc ngũ nhân
               nữ (Năm cô gái đa tình), Hiếu sắc nhất đại nữ (Một cô gái đa tình)... Bên cạnh Saikaku,
               còn có Santo Kyoden/ Sơn Đông Kinh Truyện (1761-1816), nhà văn đứng đầu của loại
               tiểu thuyết thông tục “sái lạc bản” (sharebon).
                    2.3.3. Hiện tượng song ngữ trong tiến trình văn học trung đại Korea

                    Hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Korea tuy xuất hiện muộn hơn nhiều so
               với văn học Nhật Bản và Việt Nam. Văn học trung đại Korea bao gồm văn học chữ Hán
               và văn học chữ Hàn. Riêng văn học chữ Korea lại gồm hai thành phần: văn học bằng chữ
               Y-Du và văn học bằng chữ Hangul. Chữ Y - Du là kiểu chữ mượn tiếng Hán để ghi âm
               tiếng Hàn còn chữ Hangưl là chữ Hàn do người Korea sáng tạo ra (vào khoảng cuối tháng
               12 năm 1443, hoặc tháng 1 năm 1444, ấn bản năm 1446, trong một tài liệu có tựa Huấn
               dân chính âm) với vai trò quan trọng của vua Sêjong (Thế Tông (1418 - 1450)). Như vậy,
   126   127   128   129   130   131   132   133   134   135   136