Page 132 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 132
127
văn học trung đại Korea được sáng tác bằng ba loại văn tự là chữ Hán, chữ Y - Du, chữ
Hangul (chữ Hàn). Tuy nhiên, chữ Y - Du lúc đầu được sử dụng trong phạm vi khá rộng
nhưng sau đó chỉ được dùng trong các giấy tờ công và tư còn “về mặt văn học mà nói,
chữ Y - Du chỉ xuất hiện trong các bài ca dân gian (hương ca) của Shilla và Koryo mà
thôi, còn các tác phẩm văn học bằng chữ Y - Du hầu như không có” (14) . Vì thế, văn học
trung đại Korea, trong thực tế là nền văn học song ngữ với việc sử dụng cùng một lúc cả
chữ Hán và chữ Hangul.
Hiện tượng song ngữ chỉ xuất hiện từ giai đoạn Trung kỳ trung đại trong văn học
Korea. Giai đoạn này văn học chữ Hán rất phát triển. Hàng loạt các bộ sử được viết bằng
chữ Hán để ca tụng triều đại Lý và để củng cố lòng trung thành của sĩ dân đối với triều
đình: Thái Tổ thực lục, Triều Tiên vương triều thực lục, Xuân thu quán, Cao Ly
sử… Loại ca nhạc gắn với thơ gọi là “Nhạc chương” thể hiện rõ tính chất tụng ca của thể
loại này, nổi bật là các tác phẩm: Tân đô ca (Sindo ka) của Trịnh Đạo Truyền/ Chong To-
jon, Long phi ngự thiên ca (Yongbi ochon ka) của Trịnh Lân Chỉ/ Chong In-ji v.v. Tuyển
tập vĩ đại nhất về thơ văn chữ Hán của người Triều Tiên là bộ Đông văn tuyển (Dongmun
son) do Từ Cư Chính/ So Ko-jong biên tập hoàn thành vào năm 1478.
Văn tạp ký, nhàn đàm của các nhà nho phát triển mạnh, đáng chú ý là các tác
phẩm: Bút uyển tạp ký của Từ Cư Chính/ So Ko-jong, Dung Trai tùng thoại của Thành
Hiện/ Song Hyon, Bại quan tạp ký của Ngư Thúc Quyền/ O Suk-kwon. Tập truyện truyền
kỳ Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu đời Minh được truyền đến Triều Tiên từ rất sớm, từ
đó Kim Thời Tập/ Kim Si-sup đã phóng tác ra thành tập truyện truyền kỳ Triều Tiên: Kim
Ngao tân thoại (Kum o sinhwa). Tác phẩm này cũng được coi là tiểu thuyết Hán văn đầu
tiên của văn học Triều Tiên.
Bên cạnh đó, văn học viết bằng chữ Hàn (Hangul) cũng đạt được những thành tựu rất
đáng kể. Hai thể thơ dân tộc là Sijo/ Thời điệu và Kasa/ Ca từ đều xuất hiện vào cuối giai
đoạn Cao Ly/ Koryo (Sơ kỳ trung đại), nhưng phải đến giai đoạn Triều Tiên/ Choson
(Trung kỳ trung đại) mới thực sự phát triển. Kasa (ca từ) có thể coi như một loại từ khúc
của người Triều Tiên. Nhà thơ kasa nổi danh nhất giai đoạn này là Trịnh Triệt/ Chong
Chol (1536-1593), tác giả của những bài kasa bất hủ: Quan Đông biệt khúc, Tư mỹ nhân
khúc, Tục mỹ nhân khúc… Thể thơ tiêu biểu nhất cho tâm hồn dân tộc Triều Tiên là sijo/
thời điệu, với tên tuổi của các nhà thơ: Lý Hoảng/ Yo Hwang (1501-1570), Lý Nhĩ/ Yi
I (1536-1584), Phác Nhân Lão/ Pak Il-lo (1561-1643), Thân Khâm/ Sin Hum (1566-
1628), và nhất là nữ sĩ Hoàng Chân Y/ Hwang Chin Y(1506-1544) và nhà thơ Doãn
Thiện Đạo/ Yun Son-do (1587-1671), hai thi sĩ đã đưa thể thơ này lên đến đỉnh cao.
Hiện tượng song ngữ trong văn học Triều Tiên hậu kỳ trung đại diễn ra khá sôi nổi.
Văn học viết bằng ngôn ngữ bản địa với các thể thơ sijo/ thời điệu và kasa/ ca từ thay đổi
theo hướng tăng cường tính hiện thực, thể hiện những rung cảm chân thực trong lòng