Page 135 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 135

130


               đó, hiện tượng song ngữ còn mang tính chất bất bình đẳng trong sáng tác văn chương.
               Những tác phẩm được viết với mục đích, nội dung cao quý thường dùng ngôn ngữ tiếp
               thu từ nước ngoài còn những sáng tác với mục đích, nội dung thông tục, đời thường lại

               hay dùng ngôn ngữ bản địa.
                    Hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại các nước Việt Nam, Korea và Nhật
               Bản có quá trình hình thành, vận động và phát triển không giống nhau tùy vào đặc điểm
               lịch sử quốc gia và lịch sử văn học mỗi nước. Nhưng nhìn chung, hiện tượng song ngữ
               trong văn học trung đại các nước này trải qua ba giai đoạn: Sơ kỳ trung đại, Trung kỳ
               trung đại và Hậu kỳ trung đại. Hiện tượng song ngữ trong văn học các nước Việt Nam,
               Korea và Nhật Bản có những điểm tương đồng và khác biệt nhất định về đặc điểm; quá
               trình hình thành và phát triển; biểu hiện trên các phương diện tác giả, thể loại và ngôn

               ngữ. Nguyên nhân của những sự tương đồng và khác biệt này một phần đến từ vị trí nằm
               trong phạm vi ảnh hưởng của văn hóa chữ Hán; đặc điểm lịch sử, xã hội mỗi nước; quan
               điểm thẩm mĩ và quan điểm văn chương
               ________________
                    (1) Trần Đình Sử: Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam. NXB. Giáo dục, H.,
               1999, tr.64.

                    (2) Diệp Quang Ban: Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học. NXB. Giáo dục Việt Nam, H.,
               2010, tr.437.
                    (3) Nguyễn Như Ý (Chủ biên): Đại từ điển tiếng Việt. NXB. Văn hóa - Thông tin, H.,
               1999, tr.1451.
                    (4) Nguyễn Như Ý (Chủ biên): Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học. NXB. Giáo
               dục, H., 1997, tr.248.
                    (5) Phan Ngọc: Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt và chữa lỗi chính tả. NXB. Thanh niên, H.,

               2000, tr.249.
                    (6)  Nguyễn  Văn  Khang:  Ngôn  ngữ  học  xã  hội.  NXB. Giáo  dục  Việt Nam,  H.,  2015,
               tr.249.
                    (7) Hoàng Phê (Chủ biên): Từ điển tiếng Việt, NXB. Đà Nẵng, 2000, tr.848.
                    (8) Hoàng Quốc: Những đặc trưng ngôn ngữ học xã hội của hiện tượng song ngữ, Luận
               án tiến sĩ Ngôn ngữ học, Trường Đại học An Giang, 2009, tr16.

                    (9) Lã Nhâm Thìn – Vũ Thanh (Đồng Chủ biên) – Đinh Thị Khang – Trần Thị Hoa Lê –
               Nguyễn Thị Nương – Nguyễn Thanh Tùng: Giáo trình văn học trung đại Việt Nam, NXB.
               Giáo dục Việt Nam, H., 2015, tr.15.
                    (10) Trần Đình Sử: Thi pháp văn học trung đại Việt Nam: NXB. Đại học Quốc gia Hà
               Nội, 2005, tr.135.
                    (11) Dẫn theo Dương Quảng Hàm: Việt Nam văn học sử yếu. Tái bản. Bộ Quốc gia giáo
               dục, H., 1950, tr.100.
   130   131   132   133   134   135   136   137   138   139   140