Page 134 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 134
129
đặc biệt là nữ sĩ cung đình. Trong khi đó, trí thức nam giới thường dùng chữ Hán để sáng
tác.
2.3.3. Về chủ thể sáng tạo, hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam
ghi nhận nhiều tác giả vừa sáng tác bằng ngôn ngữ vay mượn (chữ Hán) vừa sáng tác
bằng ngôn ngữ dân tộc (chữ Nôm) như Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông,
Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến. Thậm chí có người sáng tác bằng
chữ Hán rồi tự dịch ra chữ Nôm, như Đinh Nhật Thận với Thu dạ lữ hoài ngâm, Nguyễn
Khuyến với hơn chục bài thơ kiểu như vậy. Từ đó, có thể thấy, hiện tượng song ngữ
trong văn học trung đại Việt Nam là song ngữ song hành đến ngôn ngữ liên văn bản.
Trong khi đó, ở văn học Korea và Nhật Bản thời trung đại hiện tượng này không nổi bật
vì chữ Y – Du ở Korea và chữ kana ở Nhật Bản lại là chữ viết dành riêng cho các nữ sĩ
2.3.4. Về thể loại, văn học trung đại Việt Nam có sự tiếp thu các thể loại văn học
chức năng từ Trung Quốc rất mạnh mẽ hơn hẳn Korea và Nhật Bản. Hiện tượng song ngữ
ở các thể loại văn học tiếp thu cũng xuất hiện, nhiều khi sáng tác chữ Nôm còn nhiều hơn
sáng tác chữ Hán ở các thể loại tiếp thu như hịch và văn tế. Văn học chức năng Nhật Bản
có nhiều tác phẩm nổi tiếng viết bằng chữ Hán như Cổ sự ký (Kojiki), Nhật Bản thư
kỷ (Nihonshogi), Đại kính (Okagami) của Nhật Bản. Văn học Korea có Tam quốc sử ký,
Tam quốc di sử của Triều Tiên đều viết bằng chữ Hán
Văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam chủ yếu viết bằng chữ Hán ngoại trừ Tân biên
truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Thế Nghi. Trong khi đó, văn xuôi tự sự viết bằng chữ
kana rất phát triển. Từ thế kỷ X đã xuất hiện Truyện Genji monogatari, một loại văn xuôi
nghệ thuật hoàn chỉnh, thậm chí có ý kiến còn coi nó là tiểu thuyết tâm lý trường thiên
sớm nhất thế giới. Thể loại “monogatari” (truyện kể) vừa có những sáng tác bằng chữ
kana của nữ sĩ cung đình vừa có sáng tác bằng chữ Hán tầng lớp Samurai. Còn văn học
Korea, người ta vẫn coi Hồng Cát Đồng truyện (Hong Kil-tong chon) của Hứa
Quân/ Huh Gyun (1569-1618) là tiểu thuyết đầu tiên bằng tiếng Hàn trước đó chỉ có văn
xuôi tự sự bằng chữ Hán.
2.3.5. Trên phương diện ngôn ngữ, các yếu tố Hán về ngôn ngữ như chữ Hán, điển
cố và thi liệu Hán học xuất hiện với tần suất đậm đặc trong văn học trung đại Việt Nam
hơn là văn học trung đại Nhật Bản và Korea. Trong khi đó, yếu tố dân tộc về ngôn ngữ
như khẩu ngữ, thành ngữ, tục ngữ và ca dao trong văn học mỗi nước đều có những đặc
sắc rất riêng.
3. Kết luận
Hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại các nước Việt Nam, Korea và Nhật
Bản nằm trong tính chất chung khá phổ biến của văn học trung đại nhiều nước trên thế
giới. Hiện tượng song ngữ trong văn học các nước này tạo nên nền văn học đa thành phần
đó là thành phần văn học chữ Hán và thành phần viết bằng ngôn ngữ dân tộc. Bên cạnh