Page 110 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 110

105

               tâm hàng đầu của ngành Giáo dục. Xuất phát từ những tính chất, tầm quan trọng và lí do
               trên, nghiên cứu về sự biến đổi một số chỉ số về hình thái, chức năng sinh lý và thể lực
               của SV ngành Giáo dục thể chất (GDTC) khóa 14 Trường Đại học Tây Nguyên sau một
               năm tập luyện là rất cấp thiết.

                       2. Nội dung nghiên cứu
                       2.1. Một số khái niệm cơ bản
                       2.1.1. Thể chất: Thể chất chỉ chất lượng thân thể con người. Đó là những đặc
               trưng tương đối ổn định về hình thái và chức năng của cơ thể được hình thành và phát
               triển do bẩm sinh di truyền và điều kiện sống [9].
                       Thể chất bao gồm hình thái (thể hình), chức năng và năng lực vận động. Hình thái

               là cấu trúc, hình dáng bên ngoài của cơ thể. Trong TDTT có khoảng 50 chỉ số hình thái
               được nghiên cứu (những chỉ số hình thái thông dụng như: chiều cao đứng, chiều cao
               ngồi, cân nặng, vòng ngực, vòng đùi, vòng bụng, vòng cánh tay…); Chức năng là khả
               năng hoạt động của các hệ thống, cơ quan trong cơ thể: thần kinh, tuần hoàn, hô hấp, vận
               động,…; Năng lực vận động bao gồm thể lực và các kĩ năng vận động cơ bản như đi,
               chạy, nhảy…
                       2.1.2. Phát triển thể chất: Phát triển thể chất của con người là quá trình biến đổi
               các tính chất hình thái và chức năng tự nhiên của cơ thể con người trong suốt cả cuộc

               sống cá nhân của nó [9].
                       Phát triển thể chất biểu hiện qua các chỉ số hình thái như: kích thước trong không
               gian và trọng lượng cơ thể, còn sự phát triển về chức năng thể hiện ở sự biến đổi khả
               năng chức phận của cơ thể theo các thời kì và giai đoạn phát triển theo lứa tuổi của nó.
                       2.1.3. Giáo dục thể chất: Đây là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là
               dạy học vận động (động tác) và phát triển có chủ định các tố chất vận động của con người

               [9]. Từ quan niệm trên ta có thể coi phát triển thể chất là một phần hệ quả của GDTC. Quá
               trình phát triển thể chất có thể chỉ là bẩm sinh tự nhiên hoặc còn có thêm tác động có chủ
               đích, hợp lí của GDTC mang lại.  Thông thường, người ta coi GDTC là một bộ phận của
               TDTT.
                       2.1.4. Giáo dưỡng thể chất: Là làm sao để học, tách riêng các cử động ra và so
               sánh chúng với nhau, điều khiển có ý thức các cử động đó và thích nghi với các trở ngại,
               đồng thời khắc phục các trở ngại đó sao cho khéo léo và kiên trì nhất [5].

                       2.1.5. Hoàn thiện thể chất: Là tổng hợp các ý niệm về phát triển thể chất cân đối ở
               mức độ hợp lí và về trình độ huấn luyện thể lực toàn diện của con người [1].
                       2.1.6. Thế nào là người có sức khoẻ?: Sức khoẻ là một trạng thái thoải mái, đầy
               đủ về thể chất, tinh thần và xã hội, sức khoẻ không chỉ bó hẹp vào nghĩa là không có
               bệnh hay thương tật [9].
                       2.1.7. Thể lực: Là sức lực của cơ thể, biểu hiện qua các tố chất thể lực. Tố chất thể

               lực là những mặt riêng biệt về khả năng vận động của con người. Bao gồm: nhanh, mạnh,
               bền, khéo léo và mềm dẻo [4].
                       2.2. Giáo dục thể chất trong trường đại học
                        GDTC trong các trường đại học góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo đội ngũ CB,
               quản lí kinh tế và văn hóa xã hội, phát triển hài hòa, có thể chất cường tráng, đáp ứng yêu
   105   106   107   108   109   110   111   112   113   114   115