Page 176 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 176

171


                     Xuân qua, hạ đến, người Nhật lại ngóng chờ trăng lên trong khúc nhạc tưng bừng
               của đám côn trùng và thích thú đắm mình trong màu xanh tươi mát của cây cỏ, hoa lá.
               Trong Hồ, nhà văn đã giới thiệu cho độc giả lễ hội đom đóm - nét đặc trưng văn hóa của

               đất nước Phù Tang. Trong tiết trời mùa hạ trong trẻo, ngắm ánh sáng của những con đom
               đóm đã trở thành một phong tục truyền thống của người dân Nhật Bản. Lễ hội đom đóm
               (tên tiếng Nhật là Hotaru matsuri -ほたる 祭り) được bắt đầu bằng tiếng reo hò của lũ
               trẻ con “Lũ trẻ con ra sức gào tướng lên, khi đom đóm trên chòi được tung ra, người ta
               biết rằng lễ hội đom đóm ở đây đã mở màn” [4, tr.140]. Điều này đã kích thích những
               nghĩ suy của nhân vật Gimpei về những gì đang diễn ra trong hiện tại “Tiếng hò reo của

               lũ trẻ con vang lên… đàn đom đóm được tung lên trời từ chiếc chòi, kiệt sức rơi xuống
               như những đốm pháo hoa sắp tắt… những đốm lửa đom đóm mà đám người đang lao
               đến, túm tụm, hò reo hòng tóm cho bằng được, chẳng nhẽ chỉ bay vật vờ như thế thôi
               sao?  Gimpei  cố  nhớ  lại  những  con  đom  đóm  từng  thấy  ở  hồ  nước  làng  mẹ  hắn”  [4,
               tr.141]. Người Nhật Bản quan niệm rằng, hình ảnh của những con đom đóm như là các
               đốm lửa nhỏ nhưng cũng là biểu tượng của những linh hồn người đã khuất (Hitodama)

               vốn được mô tả như những đốm lửa lập lòe trôi nổi. Chính điều này tác động đến tâm
               tưởng nhân vật Gimpei rất lớn “Ảo ảnh về những con đom đóm là một dạng hồn ma của
               người cha đã chết bên hồ… dưới ánh sáng của bầu trời đêm, như thể cảm thấy những yêu
               linh của tự nhiên hay tiếng kêu đau đớn của thời gian” [4, tr.121].
                     Khi  khí  thu  bắt  đầu  len  lỏi  vào  vạn  vật,  người  dân  Nhật  Bản  lại  say  mê  chiêm
               ngưỡng rừng phong lá đỏ, những rặng cây lạc diệp tùng chạy dài và thỏa thích dạo chơi
               dưới bầu trời mùa thu trong vắt mang lại cảm giác dễ chịu, nhẹ nhàng. Cái se lạnh của

               tiết trời chớm sang thu mở đầu cho một câu chuyện dài mà tác giả kể lại cho chúng ta về
               cuộc đời Gimpei. Đông về, họ lặng ngắm những bông tuyết đầu mùa tinh khiết, mong
               manh bất chợt nở bừng trên những cành cây trụi lá. Đối với họ, một đóa hoa hagi trắng
               khiêm nhường nở bên hàng rào đẹp gấp bao lần một khu vườn uất kim hương sắc màu
               sặc sỡ, một khu rừng trúc nhỏ hay ngôi nhà mang phong cách châu Âu hoành tráng. Tận
               sâu thẳm đáy lòng, những đứa con của kinh thành cổ kính luôn ấp ủ một niềm tự hào

               thiêng liêng với những giá trị truyền thống mà đất mẹ đã kiến tạo và gìn giữ suốt hàng
               trăm năm lịch sử. Tuy vậy, vọng lên giữa lòng không gian cổ kính ấy lại là những âm
               thanh đáng sợ ngày càng trở nên rõ rệt. Đó là tiếng chuyển mình biến đổi của một nền
               văn hóa cổ xưa trước sự tấn công như vũ bão của văn hóa Tây phương. Nhà cửa, nội thất
               và đồ dùng sinh hoạt hằng ngày cũng mang phong cách châu Âu. Sau chiến tranh, liệu
               còn được mấy người vẫn giữ được nếp sống tinh tế và tao nhã, hay có chăng đã xuất hiện
               ngày càng nhiều những con người đua nhau chạy theo lối sống phóng túng và thực dụng
               của phương Tây? Còn  đâu một vùng đất kinh kì xưa cũ - xứ sở được coi là huyền thoại,
   171   172   173   174   175   176   177   178   179   180   181