Page 178 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 178

173


               mơ thứ ba của Gimpei là sự mơ hồ, ảo ảnh về đứa trẻ mà hắn bỏ rơi “Đứa bé ấy là con
               gái, vậy mà cái ảo ảnh luôn quấy nhiễu Gimpei kỳ lạ thay lại chẳng rõ ràng về giới tính.
               Và thường thì đứa bé đã chết. Tuy nhiên, vào những lúc tỉnh táo, Gimpei lại cảm thấy

               hình như nó vẫn đang còn sống. Đứa bé ra sức đánh vào trán Gimpei bằng nắm tay tròn
               xoe, hình như nó vẫn đang còn sống. Đứa bé ra sức đánh vào trán Gimpei bằng nắm tay
               tròn xoe, hình như hễ cứ thấy bố cúi xuống là nó lại đánh liên hồi vào đầu bố, nhưng
               chuyện xảy ra khi nào nhỉ? Đó là ảo giác của Gimpei, chứ không phải hiện thực” [4,
               tr.155]. Những hình ảnh đó chẳng ăn nhập với nhau, chúng đều là những chuyện kỳ quái
               và lạ lùng đến khó tin. Và không gian huyền ảo hiện ra mà Gimpei lại là không gian dưới
               lòng đất “Đứa bé đi theo Gimpei ở trong lòng đất chỗ bờ đê vào đêm lễ hội bắt đom đóm
               cũng là một đứa trẻ sơ sinh. Và giới tính cũng không rõ ràng là trai hay gái chứ, nghĩ tới

               đó hắn chợt tưởng tượng ra một con ma không mắt không mồm… Lý do đứa bé ở trong
               lòng đất cứ đi theo Gimpei chắc chắn cũng là bởi bàn chân Gimpei xấu như loài thú” [4,
               tr.157]. Thoạt đầu hắn mơ về những điều kì quái nhưng sau đó hắn thấy một cảm giác
               vừa nhẹ bẫng, vừa như trống rỗng và hình ảnh quê hương đã lâu mới hiện lên trong hắn.
               Và rồi một kẻ đánh mất quê hương, không có gia đình như Gimpei lại nhớ về người mẹ -
               người có dung mạo xinh đẹp và sự xấu xí của người cha để rồi hắn nhớ cả đôi chân đẹp

               đẽ của Yayoi. Điều kỳ lạ trong mơ đó trùng hợp với cái chết của đứa con rơi của hắn.
               Hắn ám ảnh sự xấu xí bởi bàn chân như loài thú của mình, hắn lo sợ sau lại dằn vặt, tự
               cười nhạo để rồi tự an ủi bằng suy nghĩ nếu đứa trẻ đó là con người thì “Những bàn chân
               hài nhi chưa từng giẫm xuống cõi đời này thảy đều mềm mại, đáng yêu… như bàn chân
               của  những  đứa  bé  bay  lượn  xung  quanh  các  vị  thần  trong  các  bức  họa  tôn  giáo  của
               phương Tây. Rồi khi đã giẫm lên những đầm lầy, những tảng đá xù xì, những núi kim của
               trần gian, chúng sẽ trở nên giống như bàn chân của Gimpei” [4, tr.157-158]. Còn nếu

               đứa bé đó là ma thì đứa bé đó không thể nào có chân để mà hắn có thể thấy được. Như
               vậy, tác giả đã để cái ảo xen kẻ cái thực tạo nên một không gian huyền ảo với những hình
               ảnh kỳ quái, nhưng đó là không gian của những cảm xúc thực nằm sâu dưới đáy tâm hồn
               nhân vật chợt bùng lên mãnh liệt. Đó là những uẩn ức sinh lý, khống chế đạo đức, mơ
               ước không thoả mãn của ngày thường đã đi vào một cách vô thức trong những giấc mơ
               dưới một hình thức khác lạ, huyễn hoặc hơn. Không gian huyền ảo trong những giấc mơ

               vừa  đẹp,  mơ  hồ,  kỳ  ảo  và  dường  như  chúng  không  tồn  tại  trong  đời  sống  hiện  thực
               “Gimpei cảm thấy một sự ngất ngây khó tả… Cứ như mơ ấy nhỉ. Đúng là lời thì thầm yêu
               đương của các thiên sứ” [4, tr.42]. Đó là những giấc mơ của giấc mơ và hoàn toàn thuộc
               về thế giới huyền ảo. Trong giấc mơ của nhân vật, những không gian huyền ảo hiện ra
               dưới nhiều màu sắc khác nhau. Đó thường là những nơi xa lạ, khó xác định huyễn hoặc
               hay là những nơi mà nhân vật không biết đó là thiên đường hay địa ngục “Chuyện trên
   173   174   175   176   177   178   179   180   181   182   183