Page 174 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 174

169


                     Tần suất xuất hiện với mật độ dày đặc của cỏ non, hoa lá lúc thì mơn mởn đâm
               chồi, lúc lại úa tàn và bị lớp tuyết dày bao phủ cũng là một ẩn ức mà nhà văn muốn gửi
               đến cho người đọc. Trong cảm quan thẩm mĩ của nghệ sĩ Nhật Bản, thiên nhiên cũng có

               sinh mệnh riêng của nó. Như hiện thân của cái đẹp trong cuộc sống, thiên nhiên trong
               tiểu thuyết Hồ tỏa sáng rực rỡ và chóng tàn “Vào mùa đông, khi mà ở đó cỏ đã úa tàn và
               tuyết cũng phủ đầy” nhưng sang sắc xuân “Đám cỏ mùa xuân đã lên cao thành một màu
               lục nhạt” [4, tr.128]. Với vẻ đẹp thoáng qua trong chốc lát của thiên nhiên, lòng người
               không khỏi rung động và xuyến xao trước sự mong manh, u buồn và tiếc nuối. Tác giả đã
               để cho chính Gimpei lí giải, giải bày: “Dưới cỏ, cũng có nghĩa là dưới bóng lá cỏ, hiện
               nay nó được dùng phổ biến với nghĩa là thế giới bên kia, là dưới mộ đấy” [4, tr.122]. Có
               lẽ Kawabata đã chịu ảnh hưởng sâu đậm của triết lí vô thường khi xây dựng nên những

               không gian thiên nhiên huyền ảo. Hình ảnh vừa thực lại vừa mang tính tượng trưng ấy
               dẫn dắt người đọc từ việc cảm nhận mọi sự luân chuyển, biến đổi của tự nhiên, cảnh sắc
               của thiên nhiên đất trời cho đến những ước muốn mà con người muốn gửi gắm những
               điều tâm sự thầm kín của mình vào cái thế giới bao la đó.
                     Khung cảnh thiên nhiên vào mùa đông, những đỉnh núi, con đường, cây cối và nhà
               cửa, tình yêu và cả đứa trẻ cũng có thể bị phủ bằng một màu tuyết trắng: “Phía trong

               cổng tuyết chất thành đống. Có vẻ như đó cũng là một trở ngại trong tình yêu của hai ta.
               Thầy còn cảm thấy có một đứa trẻ sơ sinh đang bị vùi lấp dưới tuyết” [4, tr.133]. Vào
               mùa xuân, Gimpei chứng kiến những đứa trẻ nghêu ngao hát những câu ca vô nghĩa với
               một tâm trạng thật thoải mái nhưng xen lẫn những nét buồn vì nhớ tới Yayoi, hai người
               cũng từng hẹn nhau ở con đường mòn ven bờ cạnh “Hồ nước làng mẹ hắn”: “Trên bờ đê
               cỏ non đang đâm chồi, những cây thông mọc tản mát không theo quy tắc, chưa lớn lắm,
               nhưng dáng vẻ thì hệt như những cây thông được vẽ trên các liếp giấy hoặc bình phong

               cổ, nhìn nổi bật trên nền trời chiều của mùa xuân...” [4, tr.83]. “Thi trung hữu họa” - qua
               ngòi bút tài ba của nhà văn Kawabata cảnh vật thơ mộng lại nhuốm màu buồn, sầu ai.
               Không gian hiện ra theo tầm nhìn của nhân vật như nói hộ tâm trạng của Gimpei: “Đang
               là một buổi chiều mùa xuân, vậy mà nước mắt chỉ chực ứa ra từ đôi mí suy kiệt như đang
               ở giữa cơn gió lành. Hắn đứt cả hơi trước con dốc ngắn” [4, tr.84].
                     Từ đầu tác phẩm đến những trang cuối cùng, cảm giác bất ổn vương vấn với quá

               nhiều cuộc chia ly và biến cố xoay quanh các nhân vật chính. Âm hưởng buồn man mác,
               sầu bi lớp lớp không vơi như một bản nhạc trầm buồn còn quấn quýt mãi trong lòng
               người đọc một cảm thức sâu xa khó gọi tên. Tuy nhiên, đối nghịch  với những nghịch
               cảnh cuộc đời trước những mảnh đời hay tâm trạng nhân vật, thiên nhiên lại rất mềm mại,
               mang nỗi buồn dịu nhẹ và thâm trầm.
   169   170   171   172   173   174   175   176   177   178   179