Page 173 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 173

168


               đẹp của từng ngọn cây, bụi cỏ, những đóa hoa vô thường. Vì vậy, danh họa Van Gogh đã
               phát hiện ra những điều bí ẩn trong tâm lý yêu thiên nhiên cây cỏ của người Nhật chính
               là: “Với người Nhật, bậc hiền giả chỉ nên để tâm suy nghĩ về cỏ cây mà thôi”. Là nhà văn

               mang  phong  cách  truyền  thống  thuần  khiết,  Kawabata  đã  mô  tả  hết  sức  tinh  tế  thiên
               hướng của người Nhật là gần gũi với vẻ đẹp của thiên nhiên.
                     Đến với Hồ, bức tranh thiên nhiên được hiện lên ngoài sắc màu trắng của tuyết, màu
               xanh của cảnh trời, cây lá còn hiện lên rất nhiều màu sắc khác như màu hồng phớt của
               anh đào, màu đỏ rừng rực của rừng phong thu, màu xám lạnh của đá, màu trắng đục của
               sương, màu trắng bạc của cỏ lau, màu xanh biếc của biển, màu trắng pha vàng của hoa
               keo,  màu  hồng  chân  mây,...  Đặc  biệt,  không  gian  thiên  nhiên  trong  sáng  tác  của
               Kawabata còn vang vọng một thứ âm thanh ma mị, ảo thanh, ảo diệu. Đó là hình ảnh

               những dãy thông liễu thẳng tắp, cao vút và xanh mướt như mây tầng, trong bản đàn của
               gió núi cũng có thể tấu lên một khúc nhạc du dương - những giai điệu vang vọng và thấm
               sâu vào tâm hồn Gimpei.
                     Trong bức tranh thiên nhiên đậm sắc hương, nhà văn đã đưa hình ảnh của các loại
               hoa  đặc  trưng  nhất  của  Nhật  Bản  như  hoa  cúc  gai,  hoa  hồ  chi  tử,  hoa  anh  đào,  hoa
               sumire, hoa hồng,... Mỗi loài hoa được Kawabata lựa chọn đưa vào trong tác phẩm đều

               có ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Chúng không chỉ mang vẻ đẹp của một loài hoa mà còn có
               công dụng trị bệnh, thứ bệnh mà con người Nhật Bản đang mắc phải trong cuộc khủng
               hoảng căn cước lúc bấy giờ. Như loài hoa hồ chi tử cũng có công dụng giúp an thần. Hay
               hoa cúc gai, ngoài vẻ đẹp tinh khiết như sương mang ý nghĩa của sự quý phái, trong sạch
               và tin tưởng thì công dụng của loài hoa trong y học dùng để giải độc tố và giúp điều trị
               các chứng bệnh trầm cảm.
                     Với sự tài hoa và am hiểu tinh tường, tác giả đã lựa chọn, miêu tả hàm chứa trong

               nó quan niệm của người Nhật về cái đẹp. Như loài hoa Sumire (hoa tím) mang ý nghĩa
               yêu những gì nhỏ bé, sự chân thành và niềm hạnh phúc giản đơn. Khi mọi người tặng cho
               nhau là để gợi nhớ về mối quan hệ gắn kết, yêu thương. Ngoài ra, trong quan niệm của
               người Nhật, họ đánh giá cao những gì ở trạng thái ban sơ, tinh khôi, không tồn tại lâu dài
               và không thể chạm tới. Trước vẻ đẹp vô thường, những cánh hoa rực rỡ, căng mọng khoe
               sắc hiến mình hết thảy chỉ trong vài ngày rồi lả tả cuốn theo sóng “hồ làng mẹ hắn”, hoa

               anh đào chính là một ví dụ hoàn hảo cho cái đẹp trong quan niệm người Nhật: cái đẹp
               mong manh thấm đượm cảm thức vô thường của Phật giáo. Mỗi biến đổi của cỏ cây, hoa
               lá cũng để lại những thổn thức trong tâm hồn nhân vật: “Hình ảnh những bông hoa anh
               đào núi in trên hồ nước ở làng Yayoi hiện lên sắc nét trong tâm tưởng hắn... Gimpei
               nhắm mắt, hồi tưởng lại gương mặt mẹ” [4, tr.98]. Trong những hoàn cảnh như thế, thiên
               nhiên vần vũ, rong ruổi khắp nơi minh chứng cho những mảnh vỡ tâm hồn đang còn ở
               lại.
   168   169   170   171   172   173   174   175   176   177   178