Page 168 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 168

163


               thơ ca. Sự độc đáo ấy được biểu hiện qua lối nối vần (tiếng Êđê gọi là klei duê, tiếng
               Mnông gọi là nao pring, tiếng Jrai gọi là Tơlơi pơtưh). Chính đặc trưng ấy tạo nên những
               câu, đoạn cố định trong các tác phẩm sử thi, khiến người nghe dễ nhớ, dễ thuộc. Với kiểu

               kết cấu phân chia thành chương khúc, mỗi chương khúc gắn với các sự kiện liên quan
               đến nhân vật anh hùng trong tác phẩm. Kết cấu chương khúc thể hiện trọn vẹn đặc điểm
               và kỳ tích chiến công của những Y‟Kdăm Săn, Dăm Tiông, Y‟Kdăm Săn, Khing Jú, hay
               một Xing Nhă trong sử thi Êđê, Đi bắt cá ở hồ bầu trời mặt trăng của sử thi Mnông,
               Giông săn trâu rừng, Giông đi tìm vợ, Giông cưới nàng khỉ trong sử thi Bahnar…là một
               trong những yếu tố tạo nên đặc trưng sử thi Tây Nguyên.
                       Tính nguyên hợp của sử thi Tây Nguyên còn được biểu hiện qua sự kết hợp hài
               hòa giữa những hình thức khác nhau của ý thức xã hội trong tác phẩm. Có thể nói rằng,

               tính nguyên hợp về nội dung của nó phản ánh tình trạng nguyên hợp về ý thức xã hội thời
               nguyên thuỷ, khi mà các lĩnh vực sản xuất tinh thần chưa được chuyên môn hoá. Trong
               thời kỳ sau, mặc dù các lãnh vực sản xuất tinh thần đã có sự chuyên môn hoá nhưng sử
               thi vẫn còn mang tính nguyên hợp về nội dung và hình thức. Bởi vì đối tượng tiếp nhận
               và sáng tạo -  tác giả sử thi (nghệ nhân) thể hiện kinh nghiệm, tri thức, tư tưởng tình cảm
               cộng đồng trong nội dung và quá trình trao truyền văn hóa sử thi.

                       Biểu  hiện  cụ  thể  của  tính  nguyên  hợp  được  thể  hiện  trong  diễn  xướng  sử  thi.
               Trong thực tiễn, sử thi Tây Nguyên tồn tại ở ba dạng: tồn tại ẩn (tồn tại trong trí nhớ của
               dân gian),  tồn taị cố  định (tồn taị bằng văn bản), tồn tại hiện (tồn tại thông qua  diễn
               xướng). Tồn tại qua phương thức diễn xướng là dạng tồn tại đích thực của sử thi. Qua vai
               trò nghệ nhân, các loại hình của foklore trong sử thi được tái hiện đầy đủ. Sự kết hợp này
               một mặt là biểu hiện của tính nguyên hợp, một mặt là lẽ tồn tại của tính nguyên hợp. Tính
               nguyên hợp của sử thi Tây Nguyên biểu hiện ở chỗ: Tác phẩm không chỉ là nghệ thuật

               ngôn từ thuần túy mà là sự kết hợp của nhiều phương tiện nghệ thuật khác nhau. Sự kết
               hợp này là tự nhiên, vốn có ngay từ khi thể loại này mới hình thành và liên tục phát triển.
               Trong đó, có lời nói vần (tlơi pơtưh, klei duê, nao pring…), dân ca (klei kưt mnun), khấn
               thần (iêo yang, riu yang), ngôn ngữ trần thuật (blu tlao, blu hrăm), hoặc phụ họa bằng
               nhạc cụ,…
                       Như vậy, sự độc đáo của sử thi phụ thuộc vào vai trò diễn xướng của nghệ nhân

               dân gian trước công chúng thưởng thức sử thi. Một tác phẩm sử thi tồn tại trong đời sống
               thực không chỉ có sự hấp dẫn về nội dung, cốt truyện, mà còn được kết hợp cả vai trò
               diễn xướng và môi trường diễn xướng. Văn học phản ánh cuộc sống và phục vụ cuộc
               sống, khác với văn học viết, sự hoàn thiện về nội dung và hình thức của sử thi khi nó
               nhận được tiếp nhận từ công chúng. Đây là “mối quan hệ giữa văn học – hiện thực trong
               quá trình tiếp nhận, tác động, giao tiếp thẩm mỹ không chỉ thể hiện qua sự trùng khớp
               giữa tác phẩm văn học với hiện thực, mà còn như là một mối quan hệ qua lại” (Huỳnh
   163   164   165   166   167   168   169   170   171   172   173