Page 164 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 164
159
ngực sát ngực, tớ gái vú đụng vú” (Nguyễn Hữu Thấu 2003: 140), “bò vàng như cà chín
trên nương”, chiêng bằng chiêng núm, loại to loại nhỏ, có chiêng Lào chiêng Kur trị giá
hàng chục con bò, hàng chục con voi, nồi bung nồi bẩy được ví nhiều như ốc sên trong
rừng,… Các chi tiết được sử thi khắc hoạ sống động như có hình khối trong nhiều tác
phẩm. Đó là ngôi nhà dài của vợ chồng tù trưởng Dam Săn- H‟Nhi, Khinh Jú- HBia Dao,
Y‟Prao – H‟Wứ, H‟bia Mling,....được mô tả sinh động trong sử thi.
Từ cách ăn mặc, trang phục, nhà ở đến viêc sinh hoạt hàng ngày, nghệ nhân dân
gian đã tạo ra bức tranh dân gian vô cùng sống động về phong tục tập quán của tộc người
Tây Nguyên cổ đại trên cơ sở khi đời sống vật chất đã phát triển cao. Ngày nay, đến với
Tây Nguyên, ta vẫn còn gặp buôn làng xinh xắn, nằm thoai thoải bên sườn đồi, cạnh con
suối như mô tả trong sử thi. Mặc dù đã thưa dần những ngôi nhà sàn, nhưng ở các làng
cộng đồng Tây Nguyên còn diễn ra “cảnh ăn năm uống tháng trong mùa ning nong” trong
lễ hội cúng sức khỏe, lễ hội cúng bến nước, hay tiễn đưa một linh hồn ai đó về với tổ tiên
qua lễ hội bỏ mả.
Tính cố kết cộng đồng và bài học lịch sử trong sử thi
Thứ nhất: Tính cố kết cộng đồng là một yếu tố tạo nên sức mạnh của cộng đồng
Tây Nguyên. Hình ảnh ấy được thể hiện sinh động trong quá trình bảo vệ cộng đồng qua
đề tài chiến tranh. Trong sử thi, hình ảnh tập hợp và liên kết giữa các dân tộc được nhắc
lại nhiều lần trong nhiều tác phẩm. Những anh hùng “danh vang tiếng thần, tiếng lừng
khắp núi” sẵn sàng liều mình để bảo vệ sự bình yên của cả cộng đồng nếu có kẻ nào “to
gan lớn mật” dám tranh giành „‟của biết đi, vật biết bò”, hay cướp “vợ người giàu kẻ
sang” được phản ánh trong các tác phẩm sử thi anh hùng. Ý thức và tinh thần dũng cảm
của tộc người Tây Nguyên được thể hiện qua hình tượng nhân vật như Dăm Săn, Xing
Nhă, Dăm Yi, Y‟Khing Ju,…đậm nét trong sử thi.
Tiêu biểu trong sử thi Dăm Săn, người nghe nhận thức được tính cộng đồng trong
tác phẩm. Hình ảnh tiếng chiêng dồn dập, vội vã báo hiệu tang gia, đau buồn, bất hạnh
luôn tái hiện trong tác phẩm. Cảnh Dam Săn huy động những người anh em chiến đấu
với các từ trưởng gian hùng giành lại nữ tù trưởng H‟nhí. Khi Dăm Săn chìm nghỉm
trong vùng đất sát đen, “các tù trưởng người M‟Nông miệng rộng, người Bih tai dài, đầu
bịt khăn đỏ bỏ múi dài như đuôi vượn, tay mang nỏ nhiều như nạng cây, từng từng lớp
lớp đi rợp cả núi rừng” (Nguyễn Hữu Thấu 2003: 188) không còn là mối liên hệ giữa tù
trưởng với cộng đồng, mà là mối liên minh giữa các tù trưởng này với tù trưởng khác,
giữa dân tộc này với dân tộc kia. Như vậy, thông qua sự liên minh cộng đồng các dân tộc
nổi lên tinh thần dân tộc, tính cố kết cộng động trong sử thi. Cho đến hôm nay, đặc trưng
này của cộng đồng Tây Nguyên vẫn biểu hiện sinh động văn hóa ứng sử, sinh hoạt hàng
ngày, lễ hội, phong tục, tập quán.