Page 165 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 165
160
Thứ hai, bài học chân thực thông qua đề tài chiến tranh và hôn nhân. Đề tài hôn
nhân là cơ sở để phát triển đề tài chiến tranh. Hành động cứu phụ nữ và những người phụ
nữ của họ trong đề tài chiến tranh là một trong những cơ hội để người anh hùng nâng cao
vị thế, khẳng định sức mạnh trước cộng đồng. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận ở khía cạnh lịch
sử - xã hội, đây không còn là việc liên quan đến việc bảo vệ phụ nữ mà còn liên quan đến
an nguy của cộng đồng, dân tộc. Theo lí luận văn học, ngoài chức năng nhận thức, lí giải
xã hội, chức năng thẩm mỹ, giao tiếp… thì chức năng giáo dục và chức năng dự báo có
một vai trò quan trọng. “nghệ thuật không chỉ giáo dục đạo đức mà còn tác động, cải tạo
thế giới quan và các quan điểm chính trị - xã hội của con người” (Lê Bá Hán 1997: 172 –
173). Như vậy, qua đề tài chiến tranh chúng ta có thể nhận thức được vấn đề an nguy của
cộng đồng phụ thuộc rất nhiều vào vai trò của người đứng đầu trong sử thi. Trong sử thi
Tây Nguyên, chiến tranh xảy ra bao giờ cũng xuất phát từ nguyên nhân tranh chấp người
đẹp, các tù trưởng gian hùng tranh cướp người phụ nữ khi người chồng của họ (người anh
hùng) vắng nhà. Cụ thể: Trong aghan Dam Săn, xung đột diễn ra giữa Dam Săn với tù
trưởng Mtao Grứ, Mtao Msei, Mtao Tuôr tranh giành H‟Nhí; aghan Khing xung đột giữa
Khing Ju với Đăm Phu vì H‟bia Yâo; aghan Mdrong Dam xung đột giữa Mdrong Dam
với Mtao Msei, Mtao Tuôr, Mtao Grứ trong việc tranh ginh H‟bia sun….Nếu tác phẩm
văn học được huy động một cách có ý thức như một vũ khí giáo dục tuyên truyền phục
vụ sự nghiệp đấu tranh giữ nước và dựng nước thì sử thi không nằm ngoài chức năng ấy.
Khi đọc hoặc nghe nhiều lần chi tiết “người phụ nữ bị đối thủ của chồng cướp đi” chúng
ta nhận thức được vấn đề sâu xa của lịch sử - xã hội chứ không đơn thuần là chuyện anh
hùng cứu mĩ nhân như trong thể loại cổ tích. Những chi tiết liên quan đến đề tài chiến
tranh sẽ luôn là “bài học lịch sử chân thực” cho tất cả chúng ta hôm nay và mai sau.
Sử thi Tây Nguyên là trường ca giáo huấn (Hegel)
Đối với người Tây Nguyên hiểu và lớn lên từ hơi ấm của văn hóa sử thi. Với họ,
sử thi không chỉ là sản phẩm của văn học nghệ thuật, mà là bài học về lịch sử, về phong
tục tập quán, về tín ngưỡng và đặc biệt sử thi là phương tiện để giáo huấn, giáo dục cộng
đồng. Khi tiếp cận với sử thi, cộng đồng không chỉ nhận thức được sự đa dạng của văn
hóa vật chất mà còn tiếp nhận được những bài học về đạo đức, về nhân cách, về sự hy
sinh…. Nếu như văn học thành văn được tiếp nhận thông qua ấn phẩm của tác giả cụ thể
(văn bản cố định hóa) thì văn học dân gian nói chung và sử thi nói riêng được tiếp nhận
qua diễn xướng dân gian. Nếu nghệ nhân là chủ thể trao truyền, thì công chúng vừa là
người tiếp nhận, vừa là người đánh giá, và đồng thời là chủ thể sáng tạo sử thi. Việc tiếp
nhận nội dung sử thi đồng nghĩa với việc tiếp nhận văn hóa, phong tục trong sử thi.
Sử thi – một hình thái ý thức xã hội, chịu sự chi phối của các nguyên tắc của phong
tục tập quán, của luật tục. Hình thái ý thức xã hội trong sử thi thiên về giá trị tinh thần có
chức năng định hướng cho các mục tiêu, phương hướng và hành động của con người