Page 170 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 170

165


               nhân diễn xướng, trở thành đối tượng của ngôn bản tự sự có mã hóa riêng biệt. Mã hóa
               đặc biệt này của sử thi được nghệ nhân tạo ra một mối tương liên chắc chắn giữa nội
               dung, hình thức sử thi, giữa tác phẩm với nghệ nhân, giữa nghệ nhân với công chúng.

                       Nếu giá trị của một tác phẩm văn học viết được thể hiện thông qua cấu trúc nội tại
               thì giá trị của sử thi không những phụ thuộc vào cấu trúc nội tại của tác phẩm mà còn phụ
               thuộc vào vai trò của nghệ nhân diễn xướng. Bởi nghệ nhân là thành tố quan trọng bọc lộ
               giá trị của tác phẩm sử thi, nghệ nhân là chủ thể trực tiếp thể hiện các đơn vị tường thuật
               cơ sở, đặc tính chức năng của tác phẩm (người hát – kể, chọn tình huống, thể hiện hành
               động, dàn cảnh, đoạn văn, hội thoại, độc thoại ngầm, ngôn ngữ nói v.v) và không gian
               tồn tại của nó. Như vậy, tính chỉnh thể của sử thi được tạo thành bốn thành tố: nội dung –
               hình thức – nghệ nhân (người hát – kể) – công chúng sử thi. Có thể khẳng định tính chỉnh

               thể của sử thi được quyết định không chỉ bởi giá trị nội dung, giá trị hình thức mà còn
               được quyết định bởi giữa vai trò nghệ nhân – công chúng sử thi và ngược lại.
                       5. Kết luận
                    Sử thi Tây Nguyên là một thể loại đặc biệt của văn hóa dân gian, được hình thành và
               phát triển trong không gian xã hội bởi 02 thành tố: chủ thể sử thi và không gian tồn tại và
               phát triển sử thi (môi trường xã hội và môi trường tự nhiên). Các thành tố gắn kết không

               thể tách rời, tạo thành một tổng thể hoàn chỉnh và hoạt động theo quy định của luật tục.
               Có thể nói, sử thi Tây Nguyên một hiện tượng có phổ văn hóa đặc tuyển không chỉ thể
               hiện qua trữ lượng của nó trong quá trình lưu truyền mà còn qua cấu trúc bề sâu của
               chỉnh thể nguyên hợp nghệ thuật trong bức tranh đa dạng văn hóa tộc người. Đọc giả
               trong và ngoài nước không chỉ bị thu hút bởi số lượng đồ sộ của các tác phẩm mà còn bởi
               sự tồn tại sống động của sử thi trong đời sống xã hội Tây Nguyên. Ngoài giá trị về văn
               học, sử thi còn là tư liệu về văn hóa, lịch sử, địa lý, phong tục, tín ngưỡng... Hiện nay,

               không gian trao quyền văn hóa sử thi không còn thuận lợi như trước nhưng vai trò của nó
               tiếp tục được phát huy trong thực tiễn. Để pháy huy giá trị của sử thi Tây Nguyên trong
               đời sống đương đại cần có những giải pháp cụ thể, thiết thực. Song song với giải pháp
               truyền thống là truyền dạy trong cộng đồng, cần có những giải pháp mới phù hợp như: in
               sao băng đĩa phổ biến rộng rãi, chọn lọc giảng dạy trong nhà trường, sử dụng hệ thống
               phát thanh truyền hình, phổ biến rộng rãi trên internet, điện thoại, biên tập thành các vở

               kịch, phim, truyện tranh bằng song ngữ…Khôi phục lại không gian văn hóa sử thi tại các
               buôn làng Tây Nguyên theo hướng phát triển du lịch văn hóa. Cần phối hợp đồng bộ giữa
               các cấp chính quyền, toàn xã hội với Nhà trường trong việc giáo dục học sinh – sinh viên
               các dân tộc về ý thức trách nhiệm đối với văn hóa sử thi. Bên cạnh đó, cần tạo điều kiện
               thuận lợi, tranh thủ sự hỗ trợ nguồn lực kinh phí từ các tổ chức phi chính phủ để truyền
               dạy sử thi, tạo điều kiện thuận để sử thi luôn là “sử thi sống” trong không gian văn hóa
               cồng chiêng Tây Nguyên trong quá trình hội nhập và phát triển.
   165   166   167   168   169   170   171   172   173   174   175