Page 175 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 175

170


                     2.2. Không gian văn hóa lễ hội
                     Kawabata là nhà văn được mệnh danh sinh ra từ vẻ đẹp của truyền thống Nhật Bản,
               cho nên bên cạnh việc xây dựng bức tranh thiên nhiên linh diệu thì nhà văn cũng đưa

               người đọc đến với không gian ánh sáng lung linh của ánh lửa từ ngọn đuốc trong lễ hội
               ngắm hoa anh đào, ánh sáng huyền ảo của những con đom đóm phát ra trong không gian
               lễ hội thả đom đóm vào mùa hạ,… Và ông thường lựa chọn Cố đô (Tokyo) là không gian
               diễn ra các lễ hội truyền thống, bởi lẽ bên cạnh vẻ đẹp cổ kính thì nơi chứa đựng vô vàn
               những tinh túy từ văn hóa của xứ Phù Tang cũng như văn hóa của toàn bộ nước Nhật.
               Được hình thành từ nền văn hóa được pha trộn của các nền văn hóa khác như: Đầu tiên là
               người Trung Quốc và Hàn Quốc, sau đó là người Hy Lạp và Ấn Độ và cuối cùng là của
               người Châu Âu và Mỹ. Bởi vậy, Tokyo có rất nhiều đặc trưng riêng vô cùng độc đáo, là

               sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại. Đây cũng là vùng đất của chùa chiền và lễ
               hội. Dường như tác giả luôn trân trọng những không gian ấy để níu giữ vẻ đẹp truyền
               thống của đất nước Nhật Bản.
                     Với bầu không khí ấm áp của tiết khai hoa đầu xuân, tác giả đã dẫn dắt người đọc
               vào không gian vừa lung linh huyền ảo vừa mang chút u buồn. Không gian diễn ra lễ hội
               là công viên Ueno - trung tâm văn hóa quan trọng nhất của thu đô đất nước mặt trời mọc,

               ở Ueno có rất nhiều bảo tàng, đền, chùa rất hấp dẫn, đặc biệt là vườn hoa anh đào khoe
               sắc. Vẻ đẹp ban đêm như bừng sáng bởi sự rực rỡ của ánh đèn điện hiện lên lung linh
               huyền ảo càng được tô đậm thêm bởi hình ảnh của những ngôi chùa, điện thờ và các khu
               tâm linh như: hình ảnh “Những bậc đá mờ tối” ở điện Thanh Thủy Quan Âm hay “Lối đi
               lát  đá  có  những  giá  đuốc  đang  thắp  sáng  dẫn  vào  cung  Đông  Chiếu”  thuộc  đền  thờ
               Toshogu được xây dựng bởi Tokugawa Shogunate cách đây 250 năm, ngay cạnh “Hàng
               đèn đá biến thành những bóng đen dưới ánh đuốc, phía trên đó, hoa anh đào trải ra miên

               man” [4, tr.77]. Tác giả đã tạo ấn tượng đầu tiên cho người đọc về vẻ đẹp cổ kính, một
               khung cảnh lung linh huyền ảo hiện ra ở những ngôi chùa Phật giáo và ngôi đền Thần
               đạo đã tồn tại hàng trăm năm gắn liền với những lễ hội truyền thống của dân tộc. Ánh
               điện rực rỡ là vậy nhưng sắc hoa anh đào lúc này lại có dấu hiệu của sự tàn phai và mệt
               mỏi: “Ngắm hoa anh đào ban đêm trong công viên Ueno, nhưng công viên chật ních
               người. Đám cây anh đào cũng mệt mỏi đến độ những cành hoa chẳng chịu vươn ra. Dầu

               vậy, nhờ vào ánh đèn điện mà màu của cánh hoa vẫn rực rỡ, nom như màu hoa anh đào”
               [4, tr.76]. Hình ảnh hoa anh đào bắt đầu nở rộ trong tiếng chuông chùa xa vọng với vẻ
               đẹp rất mong manh nhưng rực rỡ vô cùng. Tiếc thay, hoa anh đào là một loài hoa chóng
               nở và chóng tàn (thời gian từ lúc nở đến khi tàn khoảng 10 ngày đến 2 tuần). Sự quan sát
               tinh tế của nhà văn Kawabata đặt vào trong tác phẩm Hồ chính là sự vô thường của loài
               hoa ấy giống như vẻ đẹp của người con gái trong tiểu thuyết vậy - rực rỡ nhưng cũng
               nhanh chóng phai tàn.
   170   171   172   173   174   175   176   177   178   179   180