Page 179 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 179

174


               thiên  đường  hoặc  dưới  địa  ngục,  không  phải  chuyện  trong  thế  giới  loài  người”  [4,
               tr.112].
                     Nếu những giấc mơ đem lại cho Gimpei hình ảnh huyền ảo, kỳ quái thì hình ảnh hồ

               nước được lặp đi, lặp lại nhiều lần trong tác phẩm đã tạo ra một không gian như tấm
               gương soi để góp phần khai thác sâu thêm những tâm trạng và cảm xúc của nhân vật.
               Chính những cảm giác phi thực tế vượt lên bản chất vốn có của một thế giới thiên diệu
               lung linh từ lăng kính khúc xạ, ảo ảnh đã tạo thành kiểu không gian nghệ thuật gương soi
               độc đáo mang đậm vẻ đẹp huyền bí của tâm hồn Nhật Bản. Sự đan xen, nhập nhằng giữa
               thực  tại  và  hư  vô,  ảo  và  thực  trong  một  “Trò  chơi  phản  chiếu”  chính  là  vẻ  đẹp  mà
               Kawabata muốn kiếm tìm. Trong tác phẩm, hình ảnh hồ nước mang giá trị thẩm mỹ cao.
               Tình yêu với người chị họ - mối tình đầu của hắn cũng gắn liền với mặt hồ. Họ cùng nhau

               ngồi dưới tán hoa anh đào, cảnh vật trở nên thơ mộng khi bóng hoa in xuống nước và cả
               tiếng hót của những chú chim. Song không gian lãng mạn ấy bị xé toạc bởi sự sợ hãi của
               Yayoi. Người ta cho rằng: “Hồn ma của người cha Gimpei thường hiện ra bên bờ hồ”
               [4, tr.96], hình ảnh cánh hoa anh đào rớt xuống mặt hồ hay âm thanh của tiếng chim hót
               cũng làm Yayoi liên tưởng tới tiếng bước chân của hồn ma. Cái không gian có vẻ ma
               quái đó như kích thích sự tò mò của Gimpei muốn tìm ra kẻ đã hại chết cha mình. Nhưng

               rồi sau cái chết của mẹ, Gimpei cũng quên đi chuyện báo thù. Khi hình ảnh những bông
               hoa anh đào núi in trên hồ nước ở làng Yayoi, hắn nghĩ đến người mẹ của mình và bao
               trùm lên ý nghĩ đó là một không gian phản chiếu: “Hồ nước ấy tựa như tấm gương lớn
               không một gợn sóng. Gimpei nhắm mắt, hồi tưởng lại gương mặt mẹ” [4, tr.98]. Nỗi sợ
               hãi mất mẹ luôn thường trực trong tâm trí Gimpei để Gimpei muốn vứt bỏ nỗi sợ hãi đó
               cũng chính tại hồ nước ấy. Nhưng hắn lại thấy được vẻ đẹp trong sáng của cô gái mới lớn
               Machie với đôi mắt đen sáng long lanh vì tình ái khiến cho đầu óc hắn trở nên tê dại và

               có cảm giác như đôi mắt ấy tựa một hồ nước đen. Những nhục dục của hắn trỗi dậy, hắn
               bỗng thèm khát và muốn được bơi trong đôi mắt đen ấy với cơ thể trần truồng trong hồ
               nước đen đó. Để Gimpei phải thốt lên rằng: “Nhật Bản là một đất nước tuyệt vời, bởi
               những đôi mắt đen đến thế này” [4, tr.91]. Phải chăng hình ảnh hồ nước đã khiến Gimpei
               ám ảnh về cái chết của người cha, những bất hạnh mà mẹ Gimpei phải gánh chịu hay là
               bóng dáng của tử thần đang vây bủa tâm trí Gimpei? Hồ - vừa là một hình tượng hết sức

               cụ thể ám chỉ đến hồ nước nơi mà xảy ra cái chết bí ẩn của cha Gimpei song cũng là một
               hình ảnh hết sức biểu tượng, biểu tượng cho cả một xã hội với những con người như đang
               sống trong một không gian tù đọng, tràn ngập một màn sương không lối thoát của một
               đầm nước.
                     Hồ là một câu chuyện mà không gian nghệ thuật mang vẻ đa sắc được tạo nên từ
               những mảnh vỡ trong quá khứ, nghi ngờ ở hiện tại, mông lung về tương lai của các nhân
               vật tạo nên một không gian huyền thoại. Bởi vậy, cảm giác đọc tác phẩm này, quả thực
   174   175   176   177   178   179   180   181   182   183   184