Page 180 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 180
175
không mấy “dễ chịu” khi ta luôn thấy gì đó như một sự bức bối, tù túng, ngột ngạt; khi ta
luôn phải đối diện với quá nhiều vụn vỡ trong những mảng kí ức được đan xen trong sự
suy tưởng gần như lộn xộn của nhân vật, nhất là Gimpei.
3. Kết luận
Trong thế giới nghệ thuật của nhà văn Kawabata luôn có sự hiện diện của các loại
không gian nghệ thuật rất đa dạng và phong phú. Bằng bút pháp tài hoa của mình, nhà
văn chia không gian nghệ thuật ra làm hai mảng đối cực rõ rệt: một bên là không gian
thực tại và một bên là không gian của sự hư ảo, không gian của sự mệt mỏi, già nua và
không gian giấc mơ trẻ trung, sung mãn, không gian của đô thị đặt cạnh không gian của
làng quê yên bình… Không gian ấy gắn liền với nhân vật và các sự kiện nhằm khai thác
sâu hơn thế giới nội tâm con người với những biến đổi của tâm lý. Việc tìm hiểu không
gian nghệ thuật - không gian huyền ảo trong tiểu thuyết Hồ cho ta thấy rõ hơn tình yêu
cái đẹp, sự say mê văn hóa truyền thống tốt đẹp. Đó là một cách biểu lộ tình cảm yêu quê
hương, đất nước thiết tha của nhà văn.
_____________
Tài liệu tham khảo
1. Lại Nguyên Ân, 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003.
2. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên), Từ điển thuật ngữ văn
học, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2004.
3. Đào Thị Thu Hằng, Văn hóa Nhật Bản và Yasunari Kawabata, NXB Giáo dục, TP Hồ
Chí Minh, 2007.
4. Kawabata Yasunari & Mizuumi, Hồ (người dịch; Uyên Thiểm), NXB Văn học, Hà
Nội, 1955.
5. Lưu Đức Trung, Yasunari Kawabata, cuộc đời và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội,
1997.