Page 185 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 185

180


               địch, cơ hội chính trị trong chiến lược “diễn biến hòa bình”, từ đó có ý thức tích cực hội
               nhập quốc tế một cách có hiệu quả.
               2.3. Yêu cầu của đa dạng hóa văn hóa tới việc bồi dưỡng phẩm chất công dân cho sinh

               viên
                    Quan điểm hội nhập xu thế đa dạng hóa văn hóa của nước ta là “hòa nhập chứ không
               hòa tan”, chủ trương tìm kiếm điểm tương đồng với các dân tộc khác, học hỏi lẫn nhau
               trên cơ sở giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Trên nguyên tắc giao lưu, đối thoại bình đẳng
               với các nền văn hóa khác nhau, tìm hiểu và tôn trọng lẫn nhau. Do vậy, sinh viên cần
               được chú trọng bồi dưỡng ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc, đồng thời biết tôn
               trọng văn hóa của dân tộc khác và học tập có chọn lọc nền văn hóa khác, có ý thức thiết
               lập một thế giới hợp tác và phát triển.

                    Đa dạng hóa văn hóa bao gồm những sự khác biệt về văn hóa, sự khác nhau nhau này
               đến từ các quốc gia, các dân tộc, các tôn giáo khác nhau, tuy vậy luân thường đạo lý và
               đạo đức của con người luôn làm cho các dân tộc trên thế giới tìm được điểm chung, ví dụ
               như yêu thương con người, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, yêu chuộng hòa bình,
               dân chủ và tiến bộ xã hội,... Hơn nữa, xu thế toàn cầu hóa một mặt đã tạo cơ hội cho các
               dân tộc giao lưu về văn hóa tăng thêm hiểu biết lẫn nhau, chấp nhận lẫn nhau, mặt khác

               lại là sự tồn tại những mâu thuẫn và đối kháng giữa các dân tộc. Do vậy tôn trọng sự khác
               biệt về văn hóa, tôn trọng giá trị lý luận văn hóa của các dân tộc khác mới có thể hòa
               nhập và chung sống trong môi trường đa dạng hóa văn hóa. Quá trình hội nhập quốc tế đã
               có những tác động nhất định, làm thay đổi phương thức tư duy, lối sống của sinh viên
               theo hướng hiện đại và tích cực, chủ động hơn. Sinh viên nước ta biết thêm nhiều hơn về
               phong tục, tập quán, văn hóa và con người của các quốc gia trên thế giới. Có điều kiện
               khám phá thế giới, tiếp thu và làm chủ các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại, tri thức

               mới. Bên cạnh đó, cũng có những hạn chế cần được nhìn nhận và điều chỉnh kịp thời,
               như: Một bộ phận sinh viên xa rời truyền thống, lịch sử, văn hóa của dân tộc. Không ít
               người có thái độ ứng xử, biểu hiện tình cảm thái quá trong các hoạt động giải trí, văn hóa,
               nghệ thuật. Bên cạnh đó, chúng ta thấy một hiện tượng đáng báo động của giới trẻ nói
               chung  và  sinh  viên  nói  riêng  trong  việc  hội  nhập,  tiếp  thu  văn  hóa  thế  giới,  du  nhập
               những hoạt động văn hóa tiêu cực, không phù hợp thuần phong, mỹ tục của dân tộc.

                    Do  vậy,  Trong  bối  cảnh  của  xu  thế  mới,  nước  ta  đang  đẩy  mạnh  sự  nghiệp  công
               nghiệp hóa, hiện đại hóa, hoàn thiện nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa
               và hội nhập quốc tế mạnh mẽ. Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trên
               nền tảng kế thừa di sản văn hóa truyền thống của nước nhà, kết hợp học hỏi những tinh
               hoa văn hóa nhân loại cần được đặc biệt chú trọng, trong đó sinh viên có vai trò quan
               trọng trong việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Thế giới hiện
               nay đã bước sang cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và đã đặt ra thách thức mới
   180   181   182   183   184   185   186   187   188   189   190