Page 186 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 186

181


               trong giáo dục phẩm chất công dân cho sinh viên. Sinh viên ngày nay có thể tự do chọn
               lựa lối sống cho bản thân, rất cần được chú trọng giáo dục định hướng để có nhìn nhận
               đúng đắn, có thể điều chỉnh tư duy để trở thành con người hiện đại, luôn bắt kịp với xu

               thế phát triển của xã hội nhưng biết giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc theo
               đúng tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5, khóa VIII và Nghị quyết Đại hội đại
               biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã chỉ rõ “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà
               bản sắc dân tộc, con người Việt Nam phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu phát triển bền
                                                                                 12
               vững đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”  .
               2.4. Yêu cầu về bồi dƣỡng kiến thức nhân quyền và dân chủ cho sinh viên
                    Dân chủ là nhân tố quan trọng của một xã hội phát triển, dân chủ sẽ thúc đẩy tính
               tham dự của công dân, tạo ra nguyên tắc trong quản lý nhà nước. Công dân có quyền

               tham gia vào các hoạt động chính trị, các hoạt động xã hội và các hoạt động cộng đồng,
               các chính sách cộng đồng có sự can thiệp của tập thể, bao gồm thảo luận, phân tích và
               đưa ra quyết định cuối cùng. Dân chủ là xu thế tất yếu của xã hội hiện đại
                    Việt Nam là một nước có thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa, là một quốc gia mà
               quyền lực nhà nước được xác định “của dân, do dân, vì dân”, đề cao dân chủ, sự vận
               hành  của  bộ  máy  chính  quyền  và  các  tổ  chức  xã  hội  đều  do  công  dân  giám  sát  theo

               nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, vì mục tiêu phát triển xã hội “dân
               giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Xã hội ngày càng phát triển thì
               càng cần chú trọng đến tính tham dự của công dân, có tham dự thì công dân mới có cách
               nhìn đúng đắn về thể chế chính trị của quốc gia. Sinh viên là những công dân từ đủ 18
               tuổi, tuy nhiên hiểu biết về quyền lợi và nghĩa vụ của công dân còn kém, ý thức pháp luật
               và ý thức chính trị còn chưa rõ ràng, do vậy cần nâng cao công tác bồi dưỡng kiến thức
               nhân quyền và dân chủ cho sinh viên để các công dân này thực hiện tốt nghĩa vụ, tôn

               trọng quyền lợi, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước ta. Việc này có
               vai trò rất lớn, ảnh hưởng đến sự nghiệp phát triển đất nước.
                    Hiện nay, ở các trường đại học việc giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên đã
               được chú trọng, nhưng đa số mới dừng lại ở tuần sinh hoạt công dân đầu khóa, cuối khóa;
               các học phần lí luận chính trị; các hoạt động Đoàn, Hội. Sự tham gia của sinh viên vào
               thực hiện quy chế dân chủ ở cơ quan, đơn vị còn mờ nhạt; vai trò của sinh viên trong các

               hoạt  động  của  bộ  máy  nhà  trường  còn  chưa  chủ  động;  sinh  viên  chưa  được  cập  nhật
               thường xuyên các nghị quyết, chủ trương của Đảng; đặc biệt là vai trò, trách nhiệm của
               sinh viên trong việc xây dựng, gìn giữ văn hóa học đường.
               2.5. Yêu cầu bồi dƣỡng ý thức xây dựng xã hội tốt đẹp hơn




               12
                  Đảng Cộng sản Việt Nam (2016). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
   181   182   183   184   185   186   187   188   189   190   191