Page 183 - Khoa Sư Phạm | Kỷ yếu hoạt động khoa học Khoa Sư phạm 2016 - 2020
P. 183

178


                       Quyết định 1501/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt đề án “Tăng
               cường giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi
               đồng giai đoạn 2015-2020” với mục tiêu “Tăng cường giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo

               đức, lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam nhằm tạo sự chuyển biến căn bản về đạo đức, lối
               sống phát triển toàn diện; yêu gia đình, có đạo đức trong sáng, lối sống văn hóa; yêu
               nước, tự hào dân tộc, kiên định lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có ý thức
               tuân thủ pháp luật; có năng lực và bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có sức khỏe, tri thức
               và kĩ năng lao động, trở thành công dân có ích, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ
                                                  9
               quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” .
                    Quan điểm chỉ đạo trong định hướng đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo
               được vạch ra trong Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương “về đổi

               mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại
               hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”,
               đã nhấn mạnh cần phải “chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức
                                                                               10
               sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học” .
                    Như vậy có thể thấy sự quan tâm của Đảng đối với công tác phát triển đồng thời năng
               lực và phẩm chất của học sinh, sinh viên. Đề xuất trong mô hình công dân học tập của

               Việt Nam, giáo sư Phạm Tất Dong cũng đã đề cập và làm rõ những phẩm chất và năng
               lực cần có của công dân học tập. Như vậy, nâng cao phẩm chất của người học có vai trò
               rất quan trọng trong sự nghiệp giáo dục của nước ta.
                    Nói riêng đến đối tượng công dân là sinh viên thì ý thức công dân và trách nhiệm với
               xã hội của sinh viên ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của quốc gia và tương lai của
               cả dân tộc. Do đó, bồi dưỡng nâng cao ý thức công dân cho sinh viên cần được chú trọng
               quan tâm đúng mức, nhất là trong bối cảnh mới với những thách thức mới. Nâng cao

               phẩm chất người học được quan tâm ở các trường đại học, triết lý giáo dục như “Phát
                                                                   11
               triển toàn diện phẩm chất, năng lực người học”   của Trường Đại học Tây Nguyên, hay
               “Nhân văn, sáng tạo, thích ứng” của trường Đại học ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng,... đã
               thể hiện rõ vị trí của công tác giáo dục phẩm chất cho sinh viên.
               2.2. Yêu cầu của xu thế toàn cầu hóa tới việc bồi dƣỡng phẩm chất công dân cho
               sinh viên

                    Từ những năm đầu tiến hành công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế (1986) nước ta
               đã thể hiện quan điểm tích cực hòa nhập với quốc tế và tham gia vào tiến trình toàn cầu


               9
                 Chính phủ (2015). Tăng cường giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020.
               Quyết định 1501/QĐ-TTg ngày 28 tháng 8 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ.
               10
                  Ban chấp hành Trung ương khóa XI (2013). Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
               trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Nghị quyết số 29-NQ/TW, Tạp chí Cộng sản.
               11
                  Trường Đại học Tây Nguyên (2019), Về việc ban hành “triết lý giáo dục” của Trường Đại học Tây Nguyên, QĐ số 2890/QĐ-ĐHTN-TCCB,
               ngày 26 tháng 12 năm 2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Nguyên.
   178   179   180   181   182   183   184   185   186   187   188